Về Xuân Lập thưởng thức đặc sản bánh răng bừa
Xứ Thanh từ lâu đã nổi tiếng với rất nhiều món ăn đặc sản trứ danh như: nem chua, bánh cuốn, hay chả tôm… Bên cạnh đó, xứ Thanh còn nổi danh với rất nhiều loại bánh ngon hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng miền, trong đó có bánh lá răng bừa ở vùng đất Xuân Lập, huyện Thọ Xuân.
Ai đã từng được thưởng thức bánh lá răng bừa đều phải thừa nhận loại bánh này tuy dễ làm nhưng không dễ có được hương vị riêng như ở xã Xuân Lập. Đó là hương vị đậm đà, thơm ngon, dẻo, dai...
Đến thăm quan cơ sở sản xuất bánh lá răng bừa của bà Đỗ Thị Khương ở thôn Trung Lập, du khách sẽ được chứng kiến không khí làm việc hăng say của những người lao động. Gạo để làm bánh lá răng bừa phải là gạo tẻ, dẻo và ngon nhất.
Gạo tẻ được ngâm trong nước lạnh khoảng 2 – 3 giờ rồi đem xay thành bột, thường là xay cùng với nước, bằng chiếc cối xay bột quay tay thủ công cho dẻo và nhỏ mịn hơn. Sau đó, bột được đặt lên bếp nấu, dùng tay khuấy liên tục cho không bị vón cục, không quá chín. Đến khi nồi bột gạo đặc sền sệt thì bắc ra ngoài để bắt đầu gói bánh. Lá để gói bánh răng bừa thường là lá chuối tươi cắt ở vườn nhà, rửa sạch và được hơ qua lửa nhằm tăng độ dẻo cho lá và khỏi rách. Nhân bánh lá răng bừa gồm hành khô, thịt ba chỉ băm nhỏ, mộc nhĩ trộn với hạt tiêu, muối vừa đủ.
Sau khi gói xong, những chiếc bánh lá răng bừa bằng ngón tay trỏ hoặc như những chiếc răng bừa xinh xắn được xếp ngay ngắn vào nồi, sau đó đổ nước đun sôi vào luộc chín. Có nhiều cách để làm chín bánh răng bừa, nhưng ngon nhất vẫn là đem hấp, để giữ trọn được hương vị của loai bánh này
Trung bình mỗi ngày các cơ sở ở làng Trung Lập xuất hàng nghìn chiếc bánh đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình cùng các huyện, thị trong tỉnh... Làng nghề làm bánh lá răng bừa Xuân Lập đã được công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2015.
Xã hội ngày càng phát triển, nhưng làng nghề vẫn được gìn giữ và phát huy trong đời sống của những người dân làng Trung Lập. Bởi bên cạnh việc giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, làng nghề còn giữ vai trò quan trọng trong việc làm dày thêm truyền thống và sự phong phú của nền văn hoá địa phương, góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng cho vùng đất Thọ Xuân trở thành không gian lịch sử - văn hóa tiêu biểu của xứ Thanh.
Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch
Hướng dẫn viên du lịch có vai trò giới thiệu, cung cấp thông tin giúp du khách hiểu biết sâu hơn về các giá trị văn hóa, lịch sử của mỗi địa danh. Những năm gần đây, việc xây dựng và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch đã được ngành du lịch Thanh Hoá quan tâm, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của địa phương.
Kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
Chiều 30/10, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị đánh giá tiềm năng du lịch Thanh Hoá, với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp hội viên và gần 30 doanh nghiệp lữ hành đến từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng LAMORI
LAMORI Resort & Spa nằm cách cảng hàng không Thọ Xuân 11km, cách Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh 2km. Với vị trí thuận lợi, LAMORI dễ dàng kết nối với nhiều điểm tham quan nổi tiếng của huyện Thọ Xuân và tỉnh Thanh Hóa, tạo điều kiện cho du khách khám phá trọn vẹn hành trình di sản và vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây.
Định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa sẽ là một trong những động lực phát triển du lịch
Theo Quyết định số 509 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công bố, đến năm 2030, tỉnh Thanh Hoá cùng với Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ trở thành 1 trong 6 khu vực động lực phát triển du lịch của Việt Nam.
Ra mắt công trình số hóa Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường
Sáng ngày 27/10, tại Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tổ chức chương trình ra mắt công trình số hóa Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường.
Tọa đàm Thực hành tín ngưỡng hầu đồng bản sắc văn hóa xứ Thanh xưa và nay
Ngày 27/10, Viện Nghiên cứu ứng dụng văn hóa truyền thống Việt Nam đã phối hợp với Câu lạc bộ hát văn tỉnh Thanh Hóa tổ chức tọa đàm về nghi lễ, trang phục, hát văn trong thực hành tín ngưỡng hầu đồng của xứ Thanh xưa và nay.
Bảo tồn và phát huy giá trị cây di sản ở Thanh Hoá
Thời gian qua công tác bảo vệ cây cổ thụ và bảo tồn cây di sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã được các ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân quan tâm thực hiện nghiêm túc, từ đó góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trường và góp phần phát triển du lịch.
Tỉnh Thanh Hoá đón gần 14,7 triệu lượt khách du lịch
10 tháng năm 2024, tỉnh Thanh Hoá đã đón gần 14,7 triệu lượt khách du lịch, với tổng thu du lịch đạt hơn 32.440 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ.
Các điểm du lịch văn hoá tâm linh hút khách dịp cuối năm
Xác định dịp cuối năm luôn hút khách đến với các điểm du lịch văn hoá tâm linh, nên các địa phương trong tỉnh đã rất chủ động trong công tác đón tiếp, đảm bảo chất lượng dịch vụ và an ninh trật tự tại mỗi điểm đến.
Nghĩa tình thầy trò học sinh miền Nam
Trong hành trang kí ức của hơn 3 vạn học sinh miền Nam trên đất Bắc luôn có phần kí ức đặc biệt thiêng liêng về cô thầy. Những năm tháng dài xa quê nhà, người thân, đối với các học sinh Miền Nam, các thầy giáo cô giáo chính là những người đã thay cha, thay mẹ chở che, nuôi dưỡng, dạy dỗ họ trưởng thành nên người. 70 năm đã trôi qua, dù giờ đây mái tóc cả thầy và trò học sinh Miền Nam đã điểm sương, song nghĩa tình luôn đậm sâu và mãi rưng rưng khi nhắc nhớ đến.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.