ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Vi khuẩn Whitmore "ăn thịt người" có ở khắp nơi, nhiều người mắc bệnh

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore được phát hiện ở Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh... Đây là loại vi khuẩn trú nhiều trong bùn đất, xâm nhập cơ thể qua các vết thương trên da với tỉ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, vi khuẩn "ăn thịt người" này không thực sự là "con ngáo ộp" vì có thuốc điều trị hiệu quả.

17/09/2019 11:26

Hàng chục ca nhiễm bệnh

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai từ đầu năm 2019 đến nay đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó riêng tháng 8 ghi nhận 12 ca Whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ, 4 ca tử vong. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong rất cao (tới 40%).

Mới nhất là trường hợp nữ bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới trong tình trạng mũi lỗ chỗ những vùng hoại tử, chảy mủ. Trước đó, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết do tụ cầu nhưng tại đây, kết quả cấy máu và mủ ở vết thương cho kết quả dương tính với loại vi khuẩn có nhiều trong đất mang tên Whitmore.

 

Vi khuẩn Whitmore “ăn thịt người có ở khắp nơi, nhiều người mắc bệnh - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nữ bệnh nhân mới nhất tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới- BV Bạch Mai

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung cho biết, ngay khi cấy ra kết quả dương tính với vi khuẩn Whitmore, các bác sĩ đã phải thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị, nếu không bệnh nhân sẽ nguy hiểm tính mạng.

Điều may mắn vi khuẩn Whitmore mới gây tổn thương da, phần mềm ở cánh mũi, chưa "ăn" sâu đến xương. Vì thế, sau hai tuần điều trị tích cực, vết thương đã hết mủ và đang ăn da non.

"Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất ba tháng, được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm nếu không bệnh sẽ có khả năng tái phát, khi đó tỷ lệ tử vong rất cao”, BS Cường cho hay.

Tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An thời gian qua điều trị cho 4 bệnh nhi mắc bệnh Whitmore.

Trong đó, bệnh nhi Nghiêm Thanh Tuấn (14 tuổi, Đức Thọ - Hà Tĩnh) sau 50 ngày điều trị đã được xuất viện. Hai bệnh nhi còn lại là cháu  Hoàng Văn Cao (10 tuổi, xã Thanh ngọc, Thanh Chương, Nghệ An) và cháu Nguyễn Công Hào (11 tuổi, xã Công Thành, Yên Thành, Nghệ An) hiện đang được theo dõi và điều trị tại khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An. 

Cả 3 trường hợp này được gia đình đưa đến viện trong tình trạng sưng đau viêm tuyến nước bọt mang tai. Vì nhầm tưởng là quai bị, trẻ đều được cho điều trị tại nhà, đến khi sốt cao, sưng to tuyến mang tai, hạ sốt không đáp ứng gia đình mới đưa tới bệnh viện. Kết quả cấy mủ, xét nghiệm máu phát hiện dương tính với căn bệnh Whitmore. Các bệnh nhi đều tiến triển tốt sau khi được chẩn đoán nhiễm Whitmore, dùng kháng sinh phù hợp.

Tại Hà Tĩnh, bệnh nhân Đặng Xuân Hà (61 tuổi, trú trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên) bị sốt cao liên tục, ngón 2 bàn chân phải có khối Abcees sưng, nóng, chảy dịch có mùi hôi và được người nhà đưa vào điều trị tại Khoa Nội tiết - BVĐK Hà Tĩnh, được chuẩn đoán nhiễm khuẩn Whitmore.

Tại Thái Nguyên, nam bệnh nhân nhập viện với vết thương hoại tử vùng đùi sau khi bị thương khi đi cày bừa, cũng được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn Whitmore.

Bệnh cảnh nặng, có thể tử vong trong 48 giờ nhưng không phải là "con ngáo ộp" đáng sợ!

GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trực khuẩn Whitmore là một loại vi khuẩn gram âm, có thể tồn tại trong bùn, đất và lây nhiễm cho con người thông qua các vết xước, vết thương ngoài da, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số địa phương.

 

Vi khuẩn Whitmore “ăn thịt người có ở khắp nơi, nhiều người mắc bệnh - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Những ca bệnh Whitmore khi khởi phát sẽ tiến triển rất nhanh

"Vi khuẩn Whitmore khi xâm nhập vào cơ thể, có thể ủ bệnh kéo dài trung bình từ 2- 21 ngày. Nguy hiểm của bệnh là khi khởi phát bệnh tiến triển rất nhanh, có thể tử vong chỉ sau 48 giờ nhập viện. Tuy nhiên, căn bệnh này có thuốc điều trị"- GS Kính thông tin.

PGS.TS Bùi Vũ Huy, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhiễm khuẩn Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Ở trẻ em thường có triệu chứng sốt cao, nhiễm trùng nhiễm độc và biểu hiện sưng tuyến mang tai thường gặp hơn các triệu chứng khác. Ở người lớn bệnh cảnh phổ biến nhất là viêm phổi, sau đó tới viêm da, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng huyết...

Nếu nói đến độc tính thì vi khuẩn gây nên bệnh Whitmore có độc tính cao hơn một số vi khuẩn khác. Tuy nhiên, bệnh chỉ thường gặp ở người có miễn dịch suy giảm, đang mắc các bệnh mạn tính. Khi nhiễm bệnh ở những người này, bệnh  diễn biến bệnh thường phức tạp, nặng nề hơn, có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kháng sinh phù hợp... Trong những bệnh cảnh của bệnh này có nhiễm khuẩn huyết, cũng như nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác, có tình trạng bệnh nặng hơn, tiên lượng xấu và nguy cơ tử vong cao.

"Còn ở người khoẻ mạnh không may mắc bệnh, được phát hiện điều trị hợp lý sẽ điều trị khỏi, không để lại di chứng. Nhưng nếu bệnh rơi vào những người già, yếu, miễn dịch suy giảm, đang mắc các bệnh mạn tính thì sẽ có nhiều nguy cơ hơn, diễn tiến phức tạp hơn, khó chữa hơn", PGS Huy cho biết.

GS Kính cũng khẳng định, vi khuẩn Whitmore tồn tại nhiều trong bùn đất, nhưng tỉ lệ gặp bệnh là ít hơn nhiều so với các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Chỉ cần bác sĩ xác định đúng đây là bệnh nhiễm khuẩn thì sẽ có chỉ định dùng kháng sinh. Theo nguyên tắc, sau khi dùng kháng sinh từ 48 đến 72 giờ mà không có dấu hiệu thuyên giảm, sẽ đổi kháng sinh khác, đồng thời bệnh nhân có các triệu chứng và yếu tố nguy cơ như đã nói ở trên, cần nghĩ tới bệnh Whitmore và chỉ định điều trị bằng ceftazidim. Đây là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 rất phổ biến ở các bệnh viện, điều trị hiệu quả trong bệnh Whitmore.

"Đây là căn bệnh nhiễm trùng cơ hội, không dễ mắc, ít gặp ở người có sức khỏe bình thường. Bệnh không dễ dàng lây lan, không trực tiếp lây từ người qua người. Vì thế người dân không nên lo lắng", PGS Huy khuyến cáo.

Do vi khuẩn tồn tại nhiều trong bùn đất, nên những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Trẻ em nên tránh chơi, bơi ở bùn lầy đất bẩn, đất nông nghiệp, ao tù nước đọng, ao nuôi cá nuôi tôm, nhất là tại vùng đang có ca bệnh.

Những người đang có vết thương hở, xước xát chân tay hoặc viêm loét của bệnh mạn tính (đái tháo đường, bệnh thận) không nên chơi, tiếp xúc trực tiếp với nước đọng, đất bẩn. Nếu bị xước sát trong khi chơi, làm việc thì cần vệ sinh sạch với xà phòng, qua trạm y tế để xử lí phù hợp (sát trùng, tiêm SAT, dùng kháng sinh tùy mức độ...) và theo dõi tiến triển hình thành mưng mủ, sưng đau... để đi khám kịp thời. 

Hồng Hải - Nam Phương/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tăng cường ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Tăng cường ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

08:25 , 16/05/2024

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu các địa phương, đơn vị tăng cường ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Hơn 120.000 người Việt Nam tử vong vì ung thư mỗi năm

Hơn 120.000 người Việt Nam tử vong vì ung thư mỗi năm

08:15 , 16/05/2024

Theo thống kê của Tổ chức ung thư toàn cầu, căn bệnh ung thư khiến hơn 120.000 người Việt Nam tử vong mỗi năm, là tỷ lệ cao so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Cấp mới, gia hạn số đăng ký hơn 500 thuốc, biệt dược để đấu thầu

Cấp mới, gia hạn số đăng ký hơn 500 thuốc, biệt dược để đấu thầu

10:13 , 15/05/2024

Bộ Y tế vừa công bố cấp mới, gia hạn hơn 500 biệt dược gốc, thuốc để đấu thầu, trong đó có 414 thuốc sản xuất trong nước đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm và 3 năm.

Những thực phẩm giúp phòng và cải thiện tình trạng thiếu máu

Những thực phẩm giúp phòng và cải thiện tình trạng thiếu máu

10:34 , 14/05/2024

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng bệnh và cải thiện tình trạng bệnh bằng những thực phẩm rất dễ tìm.

Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và dịch vụ thẩm mỹ

Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và dịch vụ thẩm mỹ

10:24 , 14/05/2024

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và hoạt động của các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, spa trên địa bàn tỉnh.

Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng gần 5.600 tỷ đồng

Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng gần 5.600 tỷ đồng

08:56 , 13/05/2024

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, tình hình sử dụng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong 4 tháng đầu năm 2024 của cả nước tăng cao bất thường so với cùng kỳ năm 2023.

Thiếu hụt trầm trọng nguồn tạng hiến

Thiếu hụt trầm trọng nguồn tạng hiến

08:17 , 13/05/2024

Theo Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện trên 1.000 ca ghép tạng mỗi năm. Vấn đề đặt ra là dù nhu cầu ghép tạng rất lớn, song người đăng ký hiến tặng mô tạng sau chết não còn thấp gây nên tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn tạng hiến.

Những điều dưỡng tận tâm chăm sóc người có công

Những điều dưỡng tận tâm chăm sóc người có công

20:04 , 12/05/2024

Ngày 12/5 là Ngày Quốc tế điều dưỡng. Những cống hiến, hy sinh thầm lặng của các điều dưỡng đã góp phần trao yêu thương và đồng hành cùng người bệnh vượt qua nỗi đau bệnh tật.

Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

19:48 , 11/05/2024

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 đang được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh Thanh Hóa với chủ đề "Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới". Việc triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm đang được các lực lượng chức năng thực hiện có trọng tâm trọng điểm, đặc biệt chú trọng khâu kiểm soát an toàn, phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Thanh Hoá đẩy mạnh tiêm bổ sung, tiêm bù các loại vaccine cho trẻ

Thanh Hoá đẩy mạnh tiêm bổ sung, tiêm bù các loại vaccine cho trẻ

09:06 , 11/05/2024

Tỉnh Thanh Hoá vừa mới tiếp nhận gần 140.000 liều vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Trong đó, vaccine 5 trong 1 và vaccine phòng bại liệt dạng tiêm IPV được bổ sung sau thời gian bị gián đoạn cung ứng. Các loại vaccine đã được Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phân bổ về các địa phương để thực hiện tiêm chủng mở rộng, tiêm bổ sung, tiêm tiêm bù nhằm nâng cao miễn dịch, phòng chống bệnh tật cho trẻ.