Vi phạm về lãi suất cho vay, xử lý nghiêm người đứng đầu
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường kiểm tra nội bộ, kiểm toán nội bộ đảm bảo kịp thời phát hiện những sai phạm về mức lãi suất cho vay; chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm người đứng đầu và cá nhân có liên quan tại các chi nhánh, đơn vị để xảy ra vi phạm, không chấp hành các quy định.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã được NHNN thông báo, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là đối với doanh nghiệp được đánh giá có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.
Theo yêu cầu của NHNN, các TCTD chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là nhu cầu vốn đối với lĩnh vực ưu tiên theo quy định (các lĩnh vực: nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao).
Trường hợp khách hàng đủ điều kiện theo quy định và thuộc lĩnh vực ưu tiên, có nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thì TCTD phải áp dụng lãi suất cho vay đối với khách hàng này theo đúng quy định tại Quyết định số 1425 của Thống đốc NHNN.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường kiểm tra nội bộ, kiểm toán nội bộ đảm bảo kịp thời phát hiện những sai phạm về mức lãi suất cho vay (ảnh minh họa).
Mặt khác, tăng cường kiểm tra nội bộ, kiểm toán nội bộ đảm bảo kịp thời phát hiện những sai phạm về mức lãi suất cho vay; chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm người đứng đầu và cá nhân có liên quan tại các chi nhánh, đơn vị của TCTD để xảy ra vi phạm, không chấp hành các quy định của NHNN.
NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động.
Thông tin từ nhà điều hành cho thấy, hiện mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8 -6%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8 - 4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,5 - 6%/năm.
Về hoạt động của thị trường liên ngân hàng, theo báo cáo của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 150.157 tỷ đồng, bình quân 30.031 tỷ đồng/ngày, giảm 7.825 tỷ đồng/ngày so với tuần 25 – 29/6/2018; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 83.876 tỷ đồng, bình quân 16.775 tỷ đồng/ngày, giảm 2.643 tỷ đồng/ngày so với tuần trước đó.
Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (47% tổng doanh số giao dịch VND) và kỳ hạn 01 tuần (24% tổng doanh số giao dịch VND). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 01 tuần với tỷ trọng lần lượt là 56% và 27%.
Đối với các giao dịch bằng VND: So với tuần trước, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng trong tuần có xu hướng tăng ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn qua đêm, 01 tuần và 01 tháng tăng lần lượt 0,25%/năm; 0,28%/năm và 0,02%/năm lên mức 0,98%/năm; 1,22%/năm và 1,74%/năm.
An Hạ/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trong 6 tháng đầu năm 2025: Cả nước thu hút vốn FDI đạt trên 21 tỷ USD
Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8%
Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng kinh tế của cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng hơn 7,5% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thanh Hóa
Thanh Hóa là địa phương có nhiều thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Nhằm gia tăng giá trị, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, khai thác lợi thế, tạo ra các sản phẩm có chất lượng; không chỉ đáp ứng thị trường trong nước, mà còn đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163 quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.