Vì sao giá bất động sản tăng?
Việc rà soát, thanh kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai… tại các dự án khiến nguồn cung thị trường giảm mạnh.
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hội môi giới Việt Nam, nguồn cung sụt giảm mạnh là nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng mạnh. Ngoài ra, tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản (BĐS) bị siết mạnh làm tăng giá thành bất động sản.
Phó chủ tịch Hội môi giới cũng đánh giá sự lệch pha cung - cầu có biểu hiển mạnh, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM ngày càng khan hiếm nhà ở cho phân khúc giá rẻ, bình dân. Phân khúc cao cấp phát triển mạnh và phù hợp nhóm đối tượng khách nước ngoài nhưng lại bị giới hạn tiêu thụ bởi quy định lượng sản phẩm cho người nước ngoài. Tại một số địa phương mới phát triển, chủ trương phát triển nhà ở đô thị dành cho các chuyên gia, công nhân, lao động dịch chuyển không được quan tâm bằng chủ trương phát triển các dự án phân lô, bán đất nền.
![]() |
Lực cầu trong năm luôn duy trì ở mức cao. Đặc biệt những dự án có pháp lý đầy đủ, được đầu tư đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và được thực hiện bởi những nhà phát triển có uy tín, giá bán phù hợp…. Tỷ lệ hấp thụ thường đạt 70 - 80%. Đây là điểm sáng, điểm mạnh của thị trường BĐS Việt Nam và là yếu tố tích cực vẫn thu hút các nhà đầu tư trong năm 2020.
Đánh giá về thị trường BĐS năm 2020, ông Đính cho rằng kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định và duy trì đà tăng trưởng lực cầu về đầu tư và mua sắm nhà ở sẽ tiếp tục được duy trì. Nguồn cung tại Hà Nội và TP.HCM có thể không suy giảm so với 2019 bởi một vài dự án lớn ở các đô thị này vẫn còn lượng hàng khá lớn chưa được tung ra thị trường. Lượng dự án BĐS đủ điều kiện đưa sản phẩm vào thị trường sẽ giảm mạnh bởi ở cả 2 địa phương này vẫn chưa cho thấy động thái cải thiện xem xét phê duyệt cấp phép cho các dự án BĐS mới. Giá nhà ở và đất đai có thể sẽ tiếp tục tăng. Nhưng lực tăng sẽ không mạnh vì sự khan hiếm chỉ là tạm thời.
Bên cạnh đó, động thái siết chặt hơn tín dụng vào BĐS chắc chắn sẽ làm giảm lực đầu tư từ các doanh nghiệp BĐS nhỏ và vừa bởi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn tín dựng từ ngân hàng. Hoạt động mua bán chuyển nhượng dự án (M&A) sẽ diễn ra sôi động trong năm 2020. Mất cân đối cung cầu tiếp tục xuất hiện trong năm 2020, nguồn nhà ở có giá thấp và nhà ở xã hội tiếp tục khan hiếm.
Theo ông Đính, đầu tư đất nền vẫn là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư tại thị trường các địa phương mới phát triển. Địa phương nào sớm hoàn thành công cuộc rà soát, thanh kiểm tra việc phát triển các dự án BĐS chắc chắn sẽ tận dụng tốt cơ hội để thu hút mạnh các nhà đầu tư trên cả nước về với địa phương mình và ngược lại.
Sự thanh lọc thị trường sẽ diễn ra rất mạnh, thị trường chỉ còn tồn tại những Doanh nghiệp BĐS lớn mạnh, có tiềm năng thực sự. Năm 2020, nguồn cung khan hiếm sẽ tao ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động môi giới BĐS. Có thể sẽ có nhiều doanh nghiệp và môi giới BĐS không thể trụ lại với nghề nghiệp.
"Thị trường Bất động sản Việt Nam năm 2020 nhìn chung tiếp tục có sự giảm tốc, nhưng thực chất hơn, không xuất hiện khủng hoảng thị trường ảo hay bong bóng. Nghịch lý duy nhất của thị trường Bất động sản 2020 là dù nhu cầu mua vẫn ở mức cao mà không thể đẩy mạnh đầu tư phát triển", ông Đính nhận định.
Theo Châu Anh/VTC News
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Rà soát quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại
Bộ Xây dựng vừa ban hành văn bản yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đã được cấp phép, khởi công tập trung tối đa nguồn lực để thi công xây dựng, sớm hoàn thành trong năm 2025. Đối với các dự án đã khởi công xây dựng, phải đôn đốc các chủ đầu tư dự án tập trung nguồn lực để thực hiện, quyết tâm hoàn thành trong năm 2025.

Năm 2025: Khởi đầu chu kỳ mới của thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 được dự báo sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới, đầy hứa hẹn và bền vững hơn nhờ những trợ lực vững chắc từ việc hoàn thiện khung pháp lý, niềm tin của nhà đầu tư được củng cố và các yếu tố tăng trưởng mạnh mẽ từ nền kinh tế vĩ mô.

Hơn 3.000 doanh nghiệp bất động sản quay trở lại thị trường
Tổng cục Thống kê cho biết, tình hình hoạt động của doanh nghiệp bất động sản năm 2024 có dấu hiệu cải thiện so với 2023. Cụ thể, đã có hơn 3.200 doanh nghiệp bất động sản hoạt động trở lại, tăng 42% so với năm 2023.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giá đất
Tại Công văn số 1571 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giá đất để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả về đất đai, giá đất, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, tiếp tục chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Mở bán Dự án Bất động sản Nghi Sơn Central Park
Thị xã Nghi Sơn không chỉ được biết đến là địa phương đang dẫn đầu toàn tỉnh Thanh Hóa về số lượng các dự án trọng điểm quốc gia mà còn là nơi thu hút được các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản lựa chọn đầu tư, phát triển các dự án nhà ở. Một trong những dự án đang thu hút sự quan tâm của thị trường đó là Dự án Bất động sản Nghi Sơn Central Park.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường thu ngân sách liên quan đến đất đai
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024.

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách liên quan đất đai
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024.

Sớm nghiên cứu có quy định mức thuế cao hơn đối với người nhiều nhà, đất, bỏ đất hoang
Quốc hội giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang...

Bất động sản công nghiệp tăng trưởng
Thị trường bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam được đánh giá đang ở thời kỳ sôi động và có triển vọng hơn bao giờ hết, khi đang đón nhận nhiều tín hiệu tích cực.

Bất động sản có cơ hội tăng trưởng cao nhờ dòng vốn FDI
Theo Báo cáo đầu tư khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Savills quý 3/2024, Việt Nam đang ghi nhận một số điểm sáng về hoạt động đầu tư.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.