Vì sao một số người trở nên gắt gỏng khi đói?
Bạn đã bao giờ cáu gắt, giận dữ với một ai đó khi đói? Hoặc có ai đó cáu giận với bạn khi họ đói? Nếu từng như vậy, chứng tỏ bạn đã trải qua 'cơn đói' (là sự kết hợp của đói và tức giận). Đây được tạm hiểu là hiện tượng một số người trở nên gắt gỏng và nóng nảy khi phải đợi quá lâu để được ăn.
Các chất đường, đạm và chất béo có trong tất cả mọi thứ bạn ăn được chuyển hóa thành loại đường đơn (glucose), các a-xít amin và a-xít béo tự do. Các dưỡng chất này đi vào máu tới các cơ quan, mô và để tạo năng lượng.
Khi thời gian trôi đi sau bữa ăn cuối cùng lượng chất dinh dưỡng trong máu sẽ bắt đầu giảm. Nếu đường huyết giảm đến một mức độ nào đó, não sẽ xem đó như một tình huống đe dọa tính mạng. Bạn có thể thấy, không giống như hầu hết các cơ quan khác và các mô trong cơ thể có thể sử dụng nhiều loại chất dinh dưỡng để duy trì chức năng, não bộ của bạn đặc biệt phụ thuộc vào glucose để có thể thực hiện chức năng của mình.
Bạn có thể nhận thấy sự phụ thuộc của não bộ đối với glucose, những điều đơn giản có thể trở nên khó khăn khi bạn đói và mức đường huyết suy giảm. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy khó tập trung hoặc mắc những sai lầm ngớ ngẩn. Hay bạn có thể thấy lời nói trở nên lộn xộn hoặc níu lưỡi.
Một điều khác có thể trở nên khó khăn hơn khi bạn đói đó là hành vi ứng xử trong phạm vi tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, như không cáu gắt với mọi người.

Mức đáp ứng khác nhau của cơ thể
Bên cạnh việc giảm nồng độ đường huyết, một lý do khác mà mọi người có thể trở nên cáu gắt khi đói là do phản ứng điều tiết glucose. Hiện tượng này được giải thích như sau:
Khi nồng độ glucose trong máu giảm xuống tới một mức độ nào đó, não bộ sẽ gửi tín hiệu đến một số cơ quan trong cơ thể để tổng hợp và giải phóng các hoóc-môn làm tăng lượng đường trong máu.
Trong thực tế, adrenaline là một trong những hoóc-môn chính vào dòng máu với đáp ứng 'chiến đấu hay bỏ chạy' đối với những sợ hãi bất ngờ, như khi bạn nhìn thấy, nghe thấy hoặc thậm chí nghĩ rằng thứ gì đó đang đe dọa sự an toàn. Cũng như bạn có thể hét to lúc giận dữ với một ai đó khi có sự đấu tranh trong suy nghĩ: 'chiến đấu hay bỏ chạy'. Sự dư thừa adrenaline mà bạn có trong phản ứng điều tiết glucose có thể thúc đẩy một phản ứng tương tự.
Nhu cầu tự nhiên và sự nuôi dưỡng
Một lý do khác khiến đói liên quan với sự giận dữ là do cả hai đều được kiểm soát bởi các gen chung. Sản phẩm của một gen như vậy là chất peptide thần kinh Y, một hóa chất tự nhiên của não được giải phóng vào não khi đói. Nó kích thích hành vi thèm ăn bằng cách tác động vào một loạt các thụ thể trong não, trong đó có một thụ thể gọi là thụ thể Y1.
Bên cạnh việc hoạt động trong não bộ để kiểm soát cơn đói, chất peptide thần kinh Y và thụ thể Y1 cũng điều hòa sự giận dữ hay hung hăng. Để lý giải điều này, những người có mức peptide thần kinh Y trong dịch não tủy cao thường thấy hung hăng ở mức cao.
Có rất nhiều con đường có thể khiến bạn dễ bị tức giận khi đói. Cơn đói chắc chắn là một cơ chế sinh tồn đối với con người và các động vật khác cũng vậy.

Trong khi nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới cơn đói, yếu tố tâm lý cũng đóng một vai trò. Ví dụ văn hóa ảnh hưởng đến việc bạn thể hiện bằng lời nói gây hấn trực tiếp hoặc gián tiếp.
Và vì chúng ta đều khác nhau trong tất cả các yếu tố, nên sẽ có sự khác biệt trong cách giận dữ mà mỗi người biểu hiện ra ngoài khi đói.
Đối phó với cơn đói một cách khôn ngoan
Cách dễ nhất để xử lý cơn đói là ăn một cái gì đó trước khi bạn cảm thấy không thể chịu đựng được. Các loại thức ăn nhanh như sô-cô-la và khoai tây chiên nếu bạn ăn khi đang quá đói sẽ làm tăng lượng đường huyết, rồi sau đó lại giảm chúng xuống nhanh chóng.
Cuối cùng, hãy dừng ngay công việc nếu cảm thấy bị đói. Hãy nghĩ tới những thực phẩm tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng giúp thỏa mãn cơn đói càng lâu càng tốt mà không khiến bạn dư thừa 1 chút calo nào.
Vân Doãn (Iflscience)/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bệnh viện Đa khoa Quan Hóa gặp nhiều khó khăn
Những năm qua, bệnh viện Đa khoa Quan Hóa đối mặt với rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, ảnh hưởng đến chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Thanh Hoá: Vẫn thiếu bác sĩ tại các trạm y tế
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 547 trạm y tế. Đây là mạng lưới y tế cơ sở trực tiếp gần người dân nhất, là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trạm y tế đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và thiếu bác sĩ, khiến hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân bị hạn chế.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh nguyên liệu làm thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình trạng kinh doanh, sản xuất một số loại sản phẩm liên quan đến sức khoẻ con người không đúng quy định của pháp luật đã được các cơ quan chức năng phát hiện. Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn và chỉ đạo các cơ sở bán buôn nguyên liệu làm thuốc báo cáo, sử dụng nguyên liệu theo quy định pháp luật.

Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế với hộ cận nghèo ở các xã nghèo
Theo Nghị định 188/2025 vừa được Chính phủ ban hành, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú trên địa bàn các xã nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền.

Tiếp nhận 1.300 đơn vị máu tại ngày hội "Giọt hồng Xứ Thanh"
Sáng 18/7, tại Trung tâm hội nghị 25B, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội hiến máu "Giọt hồng Xứ Thanh". Đây là một trong những hoạt động thuộc chương trình "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt" lần thứ XIII được tổ chức tại Thanh Hóa.

Quy định điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Chính phủ ban hành Nghị định số 207 ngày 15/7/2025 quy định về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2025.

Thăm, khám sức khỏe phát thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách
Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày 17/7, Bệnh viện Đa khoa Sầm Sơn phối hợp với Đoàn Thanh niên phường Nam Sầm Sơn tổ chức chương trình thăm khám, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương bệnh binh và người có công với cách mạng trên địa bàn.

Bản tin Sức khỏe 17/7/2025
Bản tin Sức khỏe 17/7/2025 có những nội dung chính sau: - Những trường hợp vận chuyển người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả - Bộ Y tế yêu cầu nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt - Thoát vị đĩa đệm và những điều cần lưu ý

Tăng cường công tác quản lý chất lượng bảo đảm an toàn người bệnh
Trong thời gian gần đây tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn xảy ra các sự cố y khoa gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và hình ảnh của người thầy thuốc. Để giảm thiểu sự cố y khoa, nguy cơ xảy ra sự cố y khoa, nâng cao sự an toàn và hài lòng người bệnh, Sở Y tế Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:

Quảng Yên triển khai thu mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính
Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh vừa phối hợp với Công an xã Quảng Yên và Công ty Genstory - đơn vị xét nghiệm trực tiếp, triển khai Chương trình thu nhận mẫu AND cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin trên địa bàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.