Vì sao Mỹ tấn công thương mại Nhật Bản?
Tổng thống Trump mô tả cho rằng Mỹ và Nhật có quan hệ tốt đẹp nhưng khẳng định sự tốt đẹp đó sẽ nhanh chóng kết thúc.
Hãng tin CNBC cho biết mối đe dọa thuế quan đánh vào ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản đã quay trở lại bàn nghị sự Mỹ-Nhật và Tokyto rất có khả năng sẽ trở thành mục tiêu mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi Mỹ đã liên tục tấn công Trung Quốc. Ông Trump yêu cầu các nhà chức trách tiến hành cuộc điều tra về an ninh quốc gia liên quan đến việc nhập khẩu ô tô và xe tải. Nhà Trắng đe dọa sẽ đẩy thuế nhập khẩu lên mức 25% với các mặt hàng ô tô và bộ phận ô tô, 25% với mặt hàng thép và 10% với mặt hàng nhôm nhập khẩu.
Vì sao Nhật Bản là “mục tiêu số một”?
Trong chương trình đối thoại mới đây với Wall Street Journal, ông Trump mô tả mối quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, ông Trump không quên nhấn mạnh rằng “tất nhiên mối quan hệ tốt đẹp ấy sẽ kết thúc ngay khi tôi nói cho họ biết cái giá họ phải trả”.
ông Derek Scissors, chuyên gia kinh tế châu Á tại Viện Doanh nghiệp Mỹ - một cơ quan tư vấn chính sách cánh hữu có trụ sở tại Washington, nhận định “dường như tổng thống Mỹ thích các cuộc đối đầu thương mại”. Ông Scissors nói thêm nếu thỏa thuận NAFTA kiểu mới được cả Mexico và Canada thông qua, hai quốc gia này sẽ “thoát” khỏi cuộc điều tra thuế quan ô tô của Mỹ. Đồng thời vì Liên minh châu Âu (EU) cũng đã bảo vệ thành công quyền miễn trừ thuế quan ô tô nên Nhật Bản - dù là đồng minh quan trọng của Mỹ tại châu Á - đã trở thành “đối tượng ưu tiên số một” trong chính sách thuế của ông Trump. Trước đó, một đồng minh khác của Mỹ là Hàn Quốc cũng đã chấp nhận một số nhượng bộ về thuế quan ô tô, như mở cửa thị trường ô tô rộng hơn với hàng xuất xứ từ Mỹ và chấp nhận một số loại thuế với ô tô xuất khẩu Hàn Quốc.
“Có một cuộc điều tra về việc nhập khẩu ô tô tác động đến an ninh quốc gia Mỹ - một cuộc điều tra trông có vẻ kỳ lạ. Tuy nhiên, nếu chúng ta loại Mexico, Canada và EU ra khỏi danh sách các nước nằm trong cuộc điều tra đó thì Nhật Bản trở thành mục tiêu rõ ràng nhất mà cuộc điều tra nhằm vào” - ông Scissors nhận định trên CNBC.

Thủ tướng Nhật Bản Abe đang chịu sức ép từ chính quyền ông Trump. Ảnh: GETTY
Mục tiêu thật sự của ông Trump
Thâm hụt thương mại của Mỹ trong quan hệ thương mại với Nhật Bản đứng thứ ba trong làm ăn giữa Mỹ và các nước trên thế giới, chỉ đứng sau thâm hụt với Trung Quốc và Mexico. Trong đó, thâm hụt trong lĩnh vực ô tô và phụ tùng ô tô đạt mức 54 tỉ USD, tức chiếm khoảng 3/4 tổng lượng thâm hụt. Điều đó càng củng cố dự báo Washington sẽ nhắm vào Nhật Bản và cụ thể là mặt hàng ô tô trong tầm ngắm đánh thuế.
“Hiện tượng thâm hụt thương mại có thể xuất phát từ các hoạt động giao thương bất bình đẳng, thiếu công bằng. Tuy nhiên, trong trường hợp của Nhật Bản, chúng tôi vẫn chưa thấy chính quyền Trump chỉ ra bất kỳ hành động sai trái nào của Nhật Bản khi quan hệ làm ăn với Mỹ. Tôi cho rằng tuyên bố đánh thuế Nhật là một tuyên bố tồi tệ” - ông Scissors nói.
Mối đe dọa đánh thuế mà ông Trump nhắm vào Tokyo cũng có thể được xem như công cụ để thúc ép Nhật Bản đàm phán và ký kết hiệp định thương mại song phương với Nhà Trắng - điều mà chính quyền Shinzo Abe nhiều lần phản đối, yêu cầu Mỹ tuân thủ các cuộc chơi đa phương. Ông Trump từng tuyên bố sẽ xóa bỏ các cơ chế thương mại đa phương “bất bình đẳng”, thay vào đó tổng thống Mỹ đương nhiệm ưu tiên cho các thỏa thuận thương mại song phương, nơi mà Mỹ có thể dễ dàng áp đặt các điều kiện có lợi cho Washington. Điều này cũng lý giải vì sao ông Trump dọa rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Câu hỏi được đặt ra lúc này là những đe dọa đánh thuế ô tô và linh kiện ô tô của Nhật nhằm mục đích mặc cả với Tokyo, hay nhằm mở rộng một cuộc xung đột thương mại khác trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang bước vào giai đoạn chiến tranh thương mại.
Tổng thống Trump tuần qua cũng thông báo Mỹ và Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận các vấn đề thương mại, khẳng định Tokyo hiểu rằng nếu cả hai không đạt được thỏa thuận thì đó sẽ là một “rắc rối to lớn”. Trong khi đó, ông Trump cũng nhắc đến việc Ấn Độ cũng đã tìm đến Mỹ để tìm kiếm thỏa thuận thương mại song phương. Điều này càng chứng minh ông Trump đang gia tăng sức ép với Nhật, không phải nhắm vào các khoản thuế, mà quan trọng hơn là một hiệp định thương mại song phương sẽ được ông Trump xem là chiến thắng.
Theo Thu Thảo
Pháp luật TPHCM
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giáo hoàng Francis qua đời
Theo một tuyên bố bằng video của Tòa thánh Vatican ngày 21/4, Giáo hoàng Francis đã qua đời, hưởng thọ 88 tuổi.

Gần 1.000 nhà kinh tế thế giới ký phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
Gần 1.000 nhà kinh tế, bao gồm nhiều tên tuổi đoạt giải Nobel vừa đồng loạt lên tiếng chỉ trích chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, gọi đây là một sai lầm nghiêm trọng.

Xung đột Nga-Ukraine: Lệnh ngừng bắn hết hiệu lực
Lệnh ngừng bắn lễ Phục sinh giữa Nga và Ukraine, được Moscow công bố từ 18h ngày 19/4 đến 24h ngày 21/4 (giờ Moscow, tức 22h ngày 19/4 đến 4h sáng ngày 21/4 giờ Việt Nam) đã hết hạn, và phía Nga không kéo dài lệnh ngừng bắn.

Đàm phán hạt nhân Mỹ, Iran sẽ tiếp tục tại Geneva và Oman
Iran và Mỹ đã nhất trí tổ chức đàm phán vào tuần tới về vấn đề hạt nhân, sau vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome (Italia) hôm 19/4. Hiện cả Washington và Tehran đã phát đi những tín hiệu lạc quan về một thỏa thuận hợp lý giữa Mỹ và Iran. Giới phân tích cho rằng, động thái này đem đến những tia hy vọng mới hứa hẹn nhiều tiềm năng đột phá.

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Ngăn chặn nỗi lo suy thoái
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây dự báo, nền kinh tế toàn cầu có khả năng tránh được suy thoái, bất chấp các tác động từ việc áp dụng thuế quan của Mỹ đến tăng trưởng kinh tế thế giới.

Thái Lan triển khai đăng ký nhập cảnh trực tuyến cho khách nước ngoài
Nhà chức trách Thái Lan vừa thông báo, kể từ ngày 1/5 tới, tất cả du khách nước ngoài nhập cảnh vào Thái Lan phải đăng ký phiên bản số của Biểu mẫu nhập cư TM. 6 và việc đăng ký phải được thực hiện ít nhất 3 ngày trước chuyến đi

Nga và Ukraine tiến hành đợt trao đổi tù binh lớn nhất
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố, Nga và Ukraine đã tiến hành cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn nhất kể từ khi xung đột nổ ra cách đây hơn ba năm, với mỗi bên trao trả 246 tù binh.

Ngày lễ Phục sinh trên thế giới
Trong những ngày này, du khách khắp nơi trên thế giới đã đổ xô về một số vùng ở Tây Ban Nha để tham gia rước kiệu khổng lồ trong suốt một tuần trước lễ Phục sinh, đóng góp "khủng" cho du lịch của quốc gia châu Âu này.

Triều Tiên cáo buộc chính quyền ông Trump muốn 'leo thang xung đột'
Ngày 20/4, Triều Tiên chỉ trích việc chính quyền của Tổng thống Trump nới lỏng các quy định xuất khẩu vũ khí, gọi đây là hành đông nhằm "leo thang xung đột" trên toàn cầu.

Trung Quốc tổ chức giải bán marathon giữa robot và con người
Tại giải bán marathon Diệc Trang vừa diễn ra ở Bắc Kinh- Trung Quốc, 21 robot hình người đã tham gia cùng hàng nghìn vận động viên, đánh dấu lần đầu tiên các cỗ máy này thi đấu bên cạnh con người trên đường chạy dài 21km, dù trước đó chúng đã từng góp mặt, nhưng chưa bao giờ thực sự thi đấu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.