Việc ghi hình cán bộ tiếp dân phải "xin phép" là vi hiến và trái luật?
Theo TS Lê Hồng Sơn- nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), Chủ tịch UBND TP Hà Nội không được quyền quyết định vấn đề "ghi âm, ghi hình phải xin phép" mà điều này thuộc thẩm quyền của Quốc hội. "Tôi cho rằng văn bản hành chính cá biệt này được ban hành trái luật và vi hiến"- ông Sơn nói.
Như Dân trí đã thông tin, ngày 3/1 vừa qua Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Thành phố. Đáng chú ý, trong nội quy kèm theo có quy định: “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” khiến dư luận đặc biệt quan tâm và nảy sinh nhiều quan điểm trái chiều.

TS Lê Hồng Sơn từng ký rất nhiều quyết định "tuýt còi" văn bản trái luật do các bộ ngành, địa phương ban hành trước đây.
Văn bản hành chính cá biệt lại chứa quy phạm pháp luật
Trao đổi với PV Dân trí chiều 9/1, TS Lê Hồng Sơn - nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) phân tích, bản chất của Quyết định số 12 là văn bản hành chính cá biệt theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Theo đó, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 không cho phép đưa quy phạm pháp luật vào văn bản hành chính cá biệt như Quyết định số 12 được Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký duyệt.
“Trong văn bản quy định không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý, tức là người dân chỉ được quay phim, chụp ảnh khi được sự đồng ý của cán bộ tiếp dân. Vì vậy, đây là một loại quy phạm pháp luật xác định quyền của người dân có điều kiện. Người dân chỉ được thực hiện hành vi, thực hiện quyền quay phim, chụp ảnh, ghi âm của mình khi được sự đồng ý của cán bộ tiếp dân.” - ông Sơn phân tích.
Theo TS Lê Hồng Sơn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội không được quyền quyết định vấn đề “ghi âm, ghi hình phải xin phép” mà điều này thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
“Nếu muốn, nội dung này phải do Quốc hội quyết định và quy định trong văn bản quy phạm pháp luật chứ không nằm trong nội quy kèm theo Quyết định số 12” - ông Sơn nói.
Trước lý giải của UBND TP Hà Nội về việc quy định nêu trên được ban hành nhằm chống tình trạng một số người đi theo người nhà đến Trụ sở Tiếp công dân, dùng các thiết bị bí mật ghi âm, ghi hình rồi về cắt xén nội dung để phục vụ mục đích “không trong sáng”, ông Sơn cho rằng đây là lập luận mang tính chất “suy diễn quá đà", bởi việc người dân ghi âm và việc người dân sử dụng nội dung đó làm gì là 2 việc hoàn toàn khác nhau.
“Đây là cơ quan công quyền được tổ chức, thành lập để tiếp người dân đến kiến nghị phản ánh, khiếu nại, tố cáo. Anh đang thi hành công vụ nên không có quyền cấm người dân ghi âm, chụp hình hay quay phim được. Tính khách quan, tự nhiên của việc ghi âm, ghi hình sẽ mất đi khi cán bộ tiếp dân chủ động đồng ý” - ông Sơn cho hay.

Trụ sở Tiếp công dân thành phố Hà Nội.
Tương tự vụ “cấm người dân ghi hình CSGT”
Trường hợp này khiến ông Lê Hồng Sơn liên tưởng đến cấm ghi âm, ghi hình lực lượng CSGT khi làm nhiệm vụ. Việc người dân cần quay, ghi lại trước hết là do họ muốn ghi lại, lưu lại hình ảnh, thông tin, hoặc có khi như một chứng cứ để giải quyết công việc tiếp theo của họ.
Cũng có khi người dân muốn ghi lại để phản ánh thông tin, hình ảnh về việc cán bộ tiếp dân vi phạm, hoặc ứng xử không chuẩn mực, cũng là lúc quyền của người dân bị xâm phạm nên ông Sơn nhận định, quy định buộc phải xin phép trước mới được ghi âm, ghi hình đưa ra không phù hợp.
“Hồi đó, chúng tôi đã nêu ý kiến rằng nếu CSGT thi hành nhiệm vụ đúng, có những hình ảnh đẹp, những tấm gương tốt thì người dân ghi lại để phản ánh, ca ngợi thì tại sao phải e ngại để rồi cấm đoán? Trong vụ việc này, tôi thấy cách giải thích của một số cán bộ mấy ngày gần đây chưa thực sự phù hợp và cũng đánh giá thấp vai trò, tính tích cực, thiện chí của người dân khi quay phim, chụp hình” - ông Sơn nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, theo nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, văn bản này còn nhiều điểm sai sót về tính chất, thể thức và nội dung của các quy định. Tại phần quy định chung nghiêm cấm công dân mang vũ khí, hung khí…, đã được quy định tại điều 6, Luật Tiếp công dân năm 2013.
Vì vậy, khi UBNDTP Hà Nội muốn cụ thể hóa các quy định tại Điều 6 cần viện dẫn điều luật và đưa ra các biện pháp bảo đảm, xử lý sẽ làm cho văn bản không bị “trùng mà vẫn thiếu”.
“Tôi cho rằng văn bản hành chính cá biệt này được ban hành trái luật và vi hiến. Bộ Tư pháp, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luận cần phải tổ chức kiểm tra, xem xét tính hợp hiến, hợp pháp và lên tiếng ngay về nội dung của Quyết định số 12. Không nên để công luận xôn xao, hoang mang dễ làm mất niềm tin của người dân” - ông Sơn nêu quan điểm.
Nguyễn Trường/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ đoạn tinh vi của đường dây sản xuất, mua bán “khí cười”
Mới đây, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ, Công an tỉnh, các Cục nghiệp vụ, Bộ Công an và Công an nhiều địa phương tổ chức đấu tranh, triệt xóa một đường dây sản xuất, buôn bán khí Nito ô xít N2O, hay còn được gọi là “khí cười” với quy mô rất lớn. Quá trình điều tra cho thấy, các đối tượng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, sử dụng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm che giấu hành vi phạm tội – sản xuất hàng cấm ngay gần khu dân cư.

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, mua bán hàng cấm (N2O) liên tỉnh quy mô lớn
Các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện, triệt phá một đường dây liên tỉnh chuyên sản xuất, mua bán chất cấm là khí N2O để phục vụ chiết xuất làm bóng cười tại các quán bar, quán karaoke trên cả nước. Liên quan đến vụ án này, hiện phòng Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam, tạm giữ hình sự 11 đối tượng để điều tra, làm rõ tội danh "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý" và "Sản xuất, buôn bán hàng cấm".

Triệt phá 2 đường dây buôn lậu bình ắc quy và phụ tùng xe điện
Qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện nhóm đối tượng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước cấu kết với nhau và có dấu hiệu buôn lậu phụ tùng xe điện, bình ắc quy từ Trung Quốc về Việt Nam để bán kiếm lời.

Đấu tranh quyết liệt với hàng giả, hàng kém chất lượng
Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thanh Hoá đang triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt là đối với hàng hoá là sản phẩm thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng...

Bắt giữ đối tượng đột nhập vào nhà dân trộm cắp tài sản
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanhh Hóa vừa phối hợp với Công an phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn điều tra, làm rõ và bắt giữ đối tượng Vũ Văn Thức, sinh năm 1992, trú tại thôn Quảng Bình, thị trấn Hà Long, huyện Hà Trung về hành vi trộm cắp tài sản.

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không kém chất lượng. Thời gian triển khai cao điểm từ ngày 15/5 - 15/6.

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên trộm cắp xe máy
Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an các xã: Cẩm Ngọc, Cẩm Long, huyện Cẩm Thuỷ và Công an thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc vừa bắt giữ 7 đối tượng liên tiếp gây ra 4 vụ trộm cắp xe máy trên địa bàn các huyện Cẩm Thủy và Ngọc Lặc.

Đa dạng hình thức tuyên truyền pháp luật
Với quan điểm “đảm bảo an ninh trật tự phải xuất phát từ nhận thức chấp hành pháp luật của người dân”, công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật của lực lượng Công an Thanh Hóa không còn bó hẹp trong khuôn khổ những cuộc họp hay hội nghị khô cứng mà linh hoạt, kết hợp đa dạng nhiều hình thức. Từ đó, đem lại hiệu quả tích cực trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và các hành vi mất an ninh trật tự.

Khởi tố 18 đối tượng trong nhóm truy đuổi người khác gây tai nạn giao thông
Liên quan đến vụ việc nhóm đối tượng sử dụng xe máy có hành vi hò hét, lùa đuổi theo một xe máy khác chở theo 2 người, khiến 2 người này bị tai nạn giao thông làm 01 người chết, 01 người bị thương xảy ra ngày 30/4/2025 tại tuyến đường Nghi Sơn - Sao Vàng, thuộc địa phận thôn Thái Minh, xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá đã khởi tố vụ án, và khởi tố bị can đối với 18 đối tượng về tội giết người…

Công an Thanh Hóa xử lý hơn 70 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận điều tra, xác minh và đấu tranh xử lý hơn 70 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.