Viêm màng não mô cầu - 1 trong 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất
Theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não mô cầu ở Việt Nam lên đến khoảng 2,3/100.000 dân. Đây là một trong 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất.
Tổ chức Y tế Thế giới xếp viêm màng não vào nhóm bệnh nguy hiểm hàng đầu, bởi mỗi năm thế giới có đến hơn 2,5 triệu ca nhiễm do mọi nguyên nhân và khoảng 240.000 ca tử vong vì căn bệnh này. Trong đó, viêm màng não do não mô cầu được xem là "bệnh tử 24 giờ" bởi tốc độ cướp đi mạng sống con người trong vòng chưa đầy một ngày khởi phát cơn sốt.
Có nhiều chủng virus não mô cầu và phổ biến nhất ở Việt Nam là chủng B, chiếm đến hơn 90% tổng số ca não mô cầu xâm lấn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong ở trẻ, tạo gánh nặng lớn lên hệ thống y tế Việt Nam. Theo các chuyên gia y tế, đặc trưng của bệnh não mô cầu là tính khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Bệnh có thể xảy ra với mọi độ tuổi, thường gặp nhất là ở trẻ em.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, bệnh não mô cầu là bệnh lây qua đường hô hấp, bệnh đặc biệt nguy hiểm với các biến chứng nhanh, dễ gây tử vong, biến chứng gây liệt và đoạn chi là rất cao. Biện pháp đặc hiệu, tốt nhất để phòng bệnh là tiêm phòng vaccine. Hiện nay có 3 loại vaccine phòng bệnh sẽ bảo vệ khỏi 5 chủng não mô cầu.
Theo thống kê, trong các đợt dịch bệnh do não mô cầu, có tới trên 50% số người khoẻ mạnh mang vi khuẩn não mô cầu. Để ngăn chặn và phòng ngừa viêm màng não lây lan trong cộng đồng, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tiêm chủng là giải pháp tốt nhất để phòng ngừa viêm màng não mô cầu.
Bên cạnh tiêm vaccine, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân nên thực hiện các biện pháp như: vệ sinh cá nhân, môi trường sống và đến cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, nôn.
Cảnh báo nguy cơ bệnh đái tháo đường ở trẻ
Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa tiếp nhận 2 nữ sinh nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do đường huyết tăng quá cao.
Bộ Y tế điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo lương cơ sở mới 2,34 triệu đồng
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
Theo Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Đây được xem là mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu.
Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh ngành y tế
Ngày 19/11, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở năm 2024 và đối thoại doanh nghiệp.
Glocom: Bệnh lý về mắt gây giảm thị lực không phục hồi
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Bộ Y tế gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 361 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, trong đó có 204 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước; số còn lại là thuốc và nguyên liệu làm thuốc nước ngoài.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương tăng cường phòng, chống bệnh sởi.
Glocom: Bệnh lý thị giác nguy hiểm
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Dự báo sẽ có hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050
Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh cận thị đã ảnh hưởng đến 35% trẻ em trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên 40%, nghĩa là có tới hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050.
Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm
Trong 2 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam thực hiện hơn 1.000 ca ghép tạng, là nước đứng đầu Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm. Thành tựu này thể hiện rõ những tiến bộ vượt bậc về trình độ, kỹ thuật chuyên môn sâu và kinh nghiệm của ngành y tế Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.