Viêm phụ khoa do nấm Candida: Những điều cần biết và cách phòng ngừa
Thói quen sinh hoạt không đúng cách trong những ngày "đèn đỏ" có thể dẫn đến viêm nhiễm và phát sinh nhiều bệnh phụ khoa. Một trong những nguyên nhân nằm ở loại vi khuẩn gây bệnh có tên là nấm Candida – phát triển chủ yếu trong chu kỳ hành kinh của phụ nữ.

Nhấn để phóng to ảnh
Ở Việt Nam, kiến thức về viêm nhiễm phụ khoa do nấm Candida vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Nếu không hiểu rõ và chữa trị triệt để, bệnh có thể tái phát dai dẳng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và tinh thần của chị em phụ nữ.
Vậy nấm Candida là gì? Làm sao để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa do nấm gây ra? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nấm Candida là gì?
Ở Việt Nam, khái niệm viêm nhiễm phụ khoa do nấm Candida vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Candida Albicans là tên một loại nấm gây nên bệnh nấm âm đạo thường gặp ở phụ nữ.

Nhấn để phóng to ảnh
Thông thường, nấm Candida sẽ sống cân bằng với các vi sinh vật khác trên cơ thể mà không gây hại gì. Tuy nhiên, những ngày hành kinh khiến môi trường vùng kín mất cân bằng độ pH, phá vỡ màng bảo vệ tự nhiên của âm đạo khỏi vi khuẩn và nấm men gây hại, tạo điều kiện cho nấm phát triển, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm âm đạo khó chịu ở phụ nữ.
Nguyên nhân nhiễm nấm Candida âm đạo
Nấm Candida có thể phát triển quá mức bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do thói quen sinh hoạt sai cách của chị em phụ nữ.
- Vệ sinh vùng kín không khoa học, tạo môi trường phát triển cho nấm gây bệnh.
- Không thay đồ lót thường xuyên, nên thay ít nhất 3 tháng/lần. Sử dụng đồ lót quá bó sát, ẩm ướt, chất liệu không thoáng khí.
- Sử dụng băng vệ sinh không đạt chất lượng.

Nhấn để phóng to ảnh
Ngoài ra, hệ miễn dịch cơ thể yếu, sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi,…cũng trở thành nguyên nhân gián tiếp gây viêm nhiễm nấm Candida.
Dấu hiệu nhận biết khi bị viêm nhiễm do nấm Candida
Theo số liệu thống kê, có trên 75% phụ nữ bị nhiễm nấm Candida ít nhất một lần trong đời. Mức độ viêm nhiễm có thể khác nhau tùy mỗi người, sau đây là những triệu chứng thường gặp:
- Khí hư bất thường, có màu trắng vón cục như váng sữa, thường không có mùi hôi.
- Vùng âm đạo bị tấy đỏ và nóng rát, đặc biệt là khi tiểu tiện.
- Cảm thấy đau rát, không thoải mái khi quan hệ.
- Ngứa ngáy và kích ứng ở âm đạo, âm hộ. Khi chà xát thường xuyên, vùng ngứa có thể bị lan rộng.
- Nhiễm trùng đường tiểu, dẫn đến tiểu buốt, tiểu rát.
Các biện pháp phòng ngừa
Nhiễm nấm Candida âm đạo dù không quá nguy hiểm nhưng có thể để lại nhiều hệ lụy dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hay thậm chí là sinh sản ở phụ nữ. Hãy chủ động phòng ngừa nấm Candida bằng các cách sau đây để bảo vệ bản thân:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách từ bên ngoài, không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh.
- Sử dụng đồ lót cotton mềm thoáng để vùng nhạy cảm tránh tiếp xúc với môi trường nóng ẩm. Giặt giũ đồ lót sạch sẽ, phơi ở nơi thông thoáng, có ánh nắng mặt trời.
- Dùng băng vệ sinh kháng khuẩn tối đa. Hiện nay, thị trường đã có một số dòng băng vệ sinh đến từ Nhật Bản với tính năng kháng khuẩn, ngừa nấm phát triển, bảo vệ sức khỏe.- Thường xuyên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhiễm nấm Candida âm đạo là vấn đề rất dễ gặp phải ở phụ nữ. Hi vọng từ giờ, chị em sẽ có thêm kiến thức để chủ động phòng tránh, không để nấm Candida ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Yêu cầu tuân thủ quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục
Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành.

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố. Theo Bộ Y tế, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.

Khẳng định vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân
Ngày 12/5 hàng năm được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale – người khai sinh ra ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành. Thực tế, trong quá trình hoạt động, đội ngũ điều dưỡng đã phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho Nhân dân.

Chương trình hiến máu tình nguyện “Khoảng trời Y”
Sáng 11/5, Hội chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm huyết học và Truyền máu, bệnh viện Đa khoa tỉnh, Câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo phân hiệu Trường đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề "Khoảng trời Y".

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng
Khoảng 2 tuần qua, kể từ khi thời tiết chuyển sang nắng nóng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng. Các bác sĩ cảnh báo, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm mới được tổ chức, Bộ Y tế đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 5/2025 để đấu tranh phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng
Sáng ngày 10/5, Sở Y tế phối hợp với Hội điều dưỡng tỉnh Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và Hội nghị cập nhật kiến thức trong thực hành lâm sàng, quản lý điều dưỡng.

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện
An toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân; phục vụ trực tiếp cho cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện và người nhà bệnh nhân. Thế nhưng, hiện nay, tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vấn đề này chưa được coi trọng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm chéo và phát sinh các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.