Sáng 28/5, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức xin lỗi và cải chính công khai đối với bà Huỳnh Ngọc Bích.
28/05/2019 18:44
aA
aA
aA
Tại buổi xin lỗi và cải chính công khai, ông Nguyễn Hồng Phuông, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sóc Trăng cho biết, ngày 26/5/2010, cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Sóc Trăng khởi tố điều tra đối với bà Huỳnh Ngọc Bích về tội tham ô tài sản. Lý do đã ký hợp đồng đào tạo 5 lớp học nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, với số tiền là 52,5 triệu đồng.
Trung tâm Khuyến công có chi cho bà Bích là 17,6 triệu đồng, sau đó khởi tố vụ án. Bà Bích đã trả lại số tiền và nộp vào kho bạc nhà nước tỉnh Sóc Trăng. Cơ quan điều tra còn căn cứ vào việc bà Bích đã đóng dấu treo trên 9 phiếu thu chưa ghi nội dung để Trung tâm Khuyến công thanh toán tiền các đề án.
Tuy nhiên trong suốt quá trình điều tra và điều tra lại, cơ quan điều tra đã thu thập được chứng cứ thể hiện bà Bích có mở lớp dạy nghề cho các học viên. Do vậy không có căn cứ để chứng minh bà Bích phạm tội như đã khởi tố. Ngày 3/7/2018, cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Sóc Trăng đã ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bà Huỳnh Ngọc Bích vì hành vi không cấu thành tội phạm.
Ông Phuông nhìn nhận, lỗi là của những người thi hành tố tụng trong vụ án nói chung, của kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sóc Trăng nói riêng đã không đánh giá toàn diện các chứng cứ thu thập được liên quan đến bà Bích trước khi khởi tố, nên sau khi khởi tố, điều tra truy tố thì được Tòa án tuyên không phạm tội mặc dù trước đó đã có tên bà phạm tội. Kể từ khi có quyết định đình chỉ điều tra bị can, bà Huỳnh Ngọc Bích chính thức xác định là người bị hại và trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại thuộc về Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
“Chúng tôi đã thấy được đầy đủ những sai phạm và hậu của sai phạm do người thi hành công vụ thuộc thẩm quyền quản lý của mình gây ra cho bà Bích từ khi mang tư cách là người bị buộc tội đến nay là rất lớn. Thiệt hại gây cho bà không chỉ về vật chất mà lẫn tinh thần việc xin lỗi cải chính công khai hôm nay hoặc bồi thường thiệt hại trong thời gian tới cũng không thể bù đắp được những thiệt hại của bà trong thời gian qua. Chúng tôi thấu hiểu rất rõ về điều này và nghiêm túc xin lỗi bà về những sai phạm của kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án và cam kết sẽ xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật người thi hành công vụ thuộc quyền quản lý của cơ quan mình đã gây thiệt hại cho bà”, ông Nguyễn Hồng Phuông nói.
Tại buổi xin lỗi, bà Huỳnh Ngọc Bích chấp nhận lời xin lỗi của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Theo bà Huỳnh Ngọc Bích , thời điểm hoàng kim, hợp tác của bà giải quyết việc làm cho khoảng 8.000 lao động với thu nhập ổn định. Tuy nhiên, kể từ ngày bị vướng vào vòng lao lý, hợp tác xã của bà đứng bên bờ vực thẳm, nhiều lao động mất việc làm. Bà Bích cho biết, sau khi được minh oan, từ nay bà sẽ cố gắng gầy dựng, khôi phục lại hợp tác xã, nhằm tạo công ăn việc làm và thu nhập cho xã viên và người lao động.
Bà Huỳnh Ngọc Bích (người thứ 3 từ phải qua) được giải oan sau gần 10 năm.
9 năm trước, vào tháng 5/2010, bà Bích bị Công an Sóc Trăng khởi tố về hành vi “tham ô tài sản” trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Khuyến công tỉnh Sóc Trăng. Trước đó, cơ quan điều tra đã bắt tạm giam nguyên giám đốc Trung tâm Khuyến công Sóc Trăng là ông Ngô Hồng Phi cùng với 5 người khác về hành vi “tham ô tài sản”, gồm Nguyễn Quốc Trung, Đặng Minh Út, Nguyễn Thế Vương, Huỳnh Văn Bảy, Huỳnh Ngọc Bích và Trần Tấn Là. Trong đó, Trung, Vương, Út là thuộc cấp của ông Phi; ông Bảy là cán bộ Phòng Kinh tế huyện Kế Sách; bà Bích và ông Là làm giám đốc 2 hợp tác xã thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu lục bình.
Theo hồ sơ tố tụng, khoảng năm 2006-2007, Trung tâm Khuyến công tỉnh Sóc Trăng được giao 39 đề án thực hiện mô hình, mở lớp dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân với tổng kinh phí trên 1,4 tỉ đồng. Đến cuối năm 2007, hồ sơ tạm ứng, thanh toán thể hiện hơn 1,37 tỉ đồng. Trong quá trình thực hiện đề án, ông Phi bị cho là chỉ đạo kế toán Út thanh toán đúng với con số được duyệt, hoàn thành 39 đề án vì tiền đã được tạm ứng nhập quỹ cơ quan do chuyên viên Nguyễn Quách Hồng Quyên (đã trốn ra nước ngoài) quản lý.
Còn Trung, Vương thì bị cáo buộc “ăn đêm” với các chủ nhiệm hợp tác xã để thỏa thuận ký kết những hợp đồng dạy nghề nhưng chỉ thực hiện một phần và khai man chứng từ thanh toán để chiếm đoạt 402 triệu đồng. Trong đó, bà Bích bị cáo buộc tham ô 17,6 triệu, ông Phi 30,6 triệu, Vương 21 triệu, Trung 13,4 triệu đồng, Út 17,7 triệu đồng...
Sau nhiều năm điều tra, Viện KSND tỉnh Sóc Trăng cho rằng trong 402 triệu đồng, cơ quan điều tra chứng minh được các bị cáo tiêu xài cá nhân gần 129 triệu đồng, còn lại 283 triệu đồng là chi sai nguyên tắc khi tiếp khách, đi công tác... Trong đó, Vương, Trung bị cơ quan công tố quy trách nhiệm tương đương với Phi, Út về số tiền gần 129 triệu đồng.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ ba vào ngày 28/5/2018, HĐXX trả hồ sơ điều tra lại để làm rõ nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Sau khi tiến hành điều tra, xét thấy hành vi của bà Bích không cấu thành tội phạm nên ngày 3/7/2018, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng ra quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với bà Bích./.
Thời gian gần đây có tình trạng một số đối tượng xấu lợi dụng thông tin về việc các địa phương sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính để thực hiện hành vi lừa đảo, giả danh nhân viên Điện lực yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Chiều 6/7, tại Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hoá, Bộ Tư Pháp đã tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ. Dự lễ công bố có các đổng chí: Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng bộ Tư pháp; Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá; lãnh đạo Cục Thi hành án, lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Vi (tức Vi “ngộ”) sinh năm 1981, trú tại 130 Đào Duy Từ, phường Ba Đình và Lê Kim Thu (tức Thu vệ sĩ), sinh năm 1984, trú tại phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa cùng nhiều đối tượng khác có liên quan. Đây đều là những đối tượng hình sự cộm cán, từng nhiều lần bị xử lý về hành vi vi phạm pháp luật.
Ngày 30/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thanh Hóa đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Văn Vi (tức Vi “ngộ”) sinh năm 1981, trú tại 130 Đào Duy Từ, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa và các đối tượng có liên quan. Các quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp đấu tranh thành công chuyên án, bắt 1 đối tượng, ngăn chặn kịp thời hành vi vận chuyển trái phép vật liệu nổ trên khu vực biên giới biển.
Tiếp tục đấu tranh mở rộng chuyên án triệt xóa đường dây sản xuất, buôn bán hàng cấm là khí N2O, hay còn gọi là khí cười, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lê Kim Thu (tức Thu vệ sĩ), sinh năm 1984, trú tại phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa cùng 6 đối tượng khác liên quan đến hành vi buôn bán hàng cấm.
Ngày 29/6, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh đã chủ trì phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh tiến hành đấu tranh, trấn áp băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức do Nguyễn Văn Vi (tức Vi ngộ), sinh năm 1981 trú ở 130 Đào Duy Từ, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa cầm đầu.
Sáng 29/6, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh về công tác cán bộ. Đại diện lãnh đạo Đảng uỷ các cơ quan Đảng tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh uỷ dự buổi lễ.
UBND thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân cho biết, cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc 2 nhóm nữ sinh ẩu đả, cầm dao chém nhau khiến 2 em bị thương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.