Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về công nghệ
Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về công nghệ nếu không có cách tiếp cận đúng đắn và bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0.
Thông tin được đưa ra tại hội thảo "Những xu hướng lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Nhận diện tác động và khuyến nghị đối với Việt Nam" trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức.
![]() |
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ và tác động đến nhiều quốc gia, Chính phủ các nước hết sức quan tâm và chủ động ban hành các chiến lược phát triển 4.0 cho riêng mình như Đức (Industrie 4.0), Mỹ (Liên minh Internet công nghiệp), Hàn Quốc (iKorea 4.0), Trung Quốc (Made in China 2025)...
Đối với Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang mang lại cơ hội cho nền nông công nghiệ số hoá giúp tăng năng suất lao động, cải thiện hệ thống kết nối thông tin, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí sản xuất, mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, nếu không có cách tiếp cận đúng đắn và bắt kịp trình độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về công nghệ, tình trạng dư thừa về lao động và sự bất bình đẳng trong xã hội.
Bên cạnh đó, sự liên kết và gắn kết trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn tới vấn đề biên giới mềm, quyền lực mềm, an ninh không gian mạng và vấn đề tội phạm công nghệ cao xuyên quốc gia. Điều này đòi hỏi cần có sự ứng phó chủ động và kiểm soát tốt nhất để bảo đảm chủ quyền và an ninh cho người dân và đất nước.
Theo Tiến sỹ Stefan Hajkowicz, Csiro, Australia, thực tế hiện nay, việc khai thác đúng đắn và kịp thời những thách thức và cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang là những thách thức chung của nhiều quốc gia. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, thách thức đó càng lớn.
Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Quang Liêm, Trưởng Nhóm nghiên cứu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhận định, cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi cả Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam phải có những đổi mới mạnh mẽ.
"Cần xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ cho nền công nghiệp số hoá, chuẩn bị toàn diện cho quá trình chuyển đổi số, bắt đầu từ quản trị công quốc gia đến các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số, xã hội số; Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao; Cải cách hành chính; Nâng cao năng lực cạnh tranh...", GS-TS Nguyễn Quang Liêm đề xuất.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của các công nghệ số như: Internet kết nối vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data)...
![]() |
Ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nhận định, việc ứng dụng thành công các công nghệ mới này sẽ giúp hình thành các phương thức sản xuất, mô hình kinh doanh mới, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới hoặc tạo điều kiện tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ sẵn có. Từ đó, làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân.
Theo báo cáo đánh giá đánh giá mức độ sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 48/100 về Cấu trúc của nền sản xuất và thứ 53/100 về Các yếu tố dẫn dắt sản xuất. Đánh giá về mức độ sẵn sàng, Việt Nam mặc dù vẫn ở nhóm Sơ khởi nhưng khá gần với nhóm Tiềm năng cao.
Ông Chu Ngọc Anh cho biết, với vai trò là cơ quan đầu mối do Chính phủ giao, trong thời gian tới Bộ KH&CN tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành tham gia nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0 (do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì) và Nghị quyết về chương trình hành động của Chính phủ để cụ thể hóa các nội dung và triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị.
"Ngoài ra, để phục vụ các nhà khoa học, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ và chuyển giao công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0, làm cơ sở nhân rộng các kết quả ra khối doanh nghiệp, Bộ KH&CN cũng đang nghiên cứu để báo cáo Thủ tướng phê duyệt và đưa vào triển khai “Chương trình trọng điểm cấp quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vân Anh/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc
Công ty TNHH Công nghệ Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm quý II/2025, đề cập mối quan tâm của người dùng Việt Nam trên không gian mạng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật được xem là một đòi hỏi để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cây trồng. Chính vì thế, những năm qua, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, có khoảng 100 chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI. Đây là bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo trở thành động lực cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa đất nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cảnh báo mưa rào và dông khu vực tỉnh Thanh Hoá chiều tối 09/7
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá cánh báo có mưa rào và dông khu vực tỉnh Thanh Hoá chiều tối 09/7. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57
Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vừa ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57.

Bán thuốc trực tuyến bắt buộc công khai chứng chỉ hành nghề và số điện thoại người tư vấn
Nghị định 163/2025 của Chính phủ yêu cầu bắt buộc các cơ sở kinh doanh dược khi hoạt động trên các ứng dụng hoặc sàn giao dịch thương mại điện tử phải công khai đầy đủ các thông tin pháp lý liên quan.

Trước 1/1/2026, sổ bảo hiểm điện tử sẽ tích hợp trên VNeID
Sổ bảo hiểm xã hội điện tử sẽ chính thức được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID và dự kiến hoàn thành chậm nhất vào ngày 1/1/2026. Đây là bước tiến quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, mang lại những giá trị thiết thực và tiện ích vượt trội cho người dân trong việc tiếp cận và quản lý các quyền lợi về an sinh xã hội.

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán số
Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán số, làm cơ sở để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, thuận tiện của người dân.

Cảnh báo mã độc nhắm đến hàng trăm ứng dụng ngân hàng trên toàn cầu
Các chuyên gia đã phát hiện một loại mã độc nhắm đến nền tảng Android, mang tên gọi “Godfather”, có khả năng tạo ra một môi trường ảo cách ly trên các thiết bị di động để đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản, chiếm quyền kiểm soát các ứng dụng ngân hàng, tài chính trên thiết bị.

Ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển nông nghiệp an toàn
Nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tích cực ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra những sản phẩm cây trồng, vật nuôi đạt năng suất, sản lượng cao và an toàn thực phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.