ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Việt Nam đuổi kịp và vượt nhiều nước trong khu vực: Đừng quá bi quan!

Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2021 và 7% trong năm 2022. Đây là mức tăng trưởng mạnh và vững chắc, có được nhờ thành công của Việt Nam trong việc kiềm chế đại dịch Covid-19.

03/05/2021 08:40

Việt Nam được dự báo tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương trong năm 2020 bất chấp đại dịch Covid-19 và theo đó là sụt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sang năm 2021, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,7% bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 và tăng lên 7% trong năm 2022.

Đó là nhận định của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đưa ra tại báo cáo Triển vọng phát triển Châu Á 2021 vừa chính thức được công bố.

Đáng lưu ý, theo dự  báo ADB năm 2021 tăng trưởng GDP của Việt Nam là 6,7%, tiếp theo là Singapore và Malaysia (6%), Philippines và Indonesia (4,5%), Thái Lan (3%).

ADB cũng dự báo năm 2022 Việt Nam tiếp tục đứng thứ nhất với 7%, tiếp theo là Malaysia (5,7%), Philippines (5,5%), Indonesia (5,0%), Thái Lan (4,5%), Singapore (4,1%).

 

Việt Nam đuổi kịp và vượt nhiều nước trong khu vực: Đừng quá bi quan! - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Trước đó năm 2020, Việt Nam cũng đã đứng thứ nhất Đông Nam Á với tăng trưởng 2,9%, trong khi cả Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines đều tăng trưởng âm (từ -2,1% đến -9,6%).

Trên trang cá nhân, ông Đỗ Cao Bảo - thành viên sáng lập Tập đoàn FPT chia sẻ: Nếu đúng như vậy thì 3 năm liên tiếp Việt Nam đứng số 1 Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế. Tổng tăng trưởng GDP 3 năm 2020-2022 của ASEAN 6 theo thứ tự là: Việt Nam (17,78%), Indonesia (7,42%), Malaysia (5,77%), Singapore (4,39%), Thái Lan (1,07%) và Philippines (-0,34%).

Theo ông Bảo, trước đây nhiều người cứ bi quan cho rằng Việt Nam không thể nào đuổi kịp các nước vì "mình tăng thì họ cũng tăng". Tuy nhiên cứ theo đà này: Việt Nam tăng mạnh, các nước khác tăng chậm hoặc không tăng, thì việc đuổi kịp và vượt chỉ là "vấn đề thời gian".

Trước đó, trong một cuộc trò chuyện với Dân trí, ông Đỗ Cao Bảo cho biết điều mà ông cảm thấy băn khoăn là không ít người Việt Nam tỏ ra thiếu tin tưởng trong khi rất nhiều tổ chức quốc tế đều dự báo triển vọng tươi sáng và vị trí đáng tự hào của kinh tế Việt Nam trong 15 năm, 25 năm và 30 năm nữa.

Theo ông, thái độ đúng đắn nhất của mỗi người Việt Nam chúng ta là bàn cách làm sao biến các dự báo ấy trở thành hiện thực, đặc biệt là hãy tích cực tham dự, là một phần của quá trình đổi thay kỳ diệu ấy chứ không phải đứng bên lề rồi "hoài nghi" hay "cười khẩy".

Nền kinh tế Việt Nam cần lưu ý những gì?

Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2021 và 7% trong năm 2022 - theo chuyên gia ADB: Đây là mức tăng trưởng mạnh và vững chắc có được nhờ thành công của Việt Nam trong việc kiềm chế đại dịch Covid-19.

Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam Andrew Jeffrie nhấn mạnh: Tiêu dùng nội địa trì trệ và sức cầu bên ngoài yếu do đại dịch Covid-19 làm giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm ngoái, nhưng đà tăng trưởng vẫn tiếp tục mạnh trong năm nay và năm sau, nhờ thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát sự lây lan của virus.

Tuy nhiên, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam cũng cho rằng, "năm nay và năm sau vẫn còn nhiều rủi ro đáng kể, trong đó có sự trở lại của các biến thể virus corona mới và sự chậm trễ trong chương trình vắc xin của Chính phủ",

Cụ thể theo ADB, rủi ro chính theo chiều hướng tiêu cực là đại dịch bùng phát trở lại do các biến thể coronavirus mới và chậm trễ trong triển khai chương trình vắc-xin. Nếu chậm trễ trong triển khai vắc-xin Covid-19 sẽ có thể tác động ngay đến khả năng Việt Nam quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ như trước khi có dịch, khi tính đến sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nhu cầu bên ngoài.

"Sự phục hồi nhanh chóng của đầu tư tư nhân trong nước cũng có thể làm gia tăng rủi ro bong bóng tài sản nếu như nguồn vốn không được dẫn hướng vào các lĩnh vực sản xuất. Xét từ góc độ tích cực, sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của Trung Quốc và Mỹ có thể làm triển vọng thương mại và tăng trưởng gia tăng đáng kể", chuyên gia ADB nhận định.

 

Việt Nam đuổi kịp và vượt nhiều nước trong khu vực: Đừng quá bi quan! - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Theo chuyên gia ADBB, sự phục hồi nhanh chóng của đầu tư tư nhân trong nước cũng có thể làm gia tăng rủi ro bong bóng tài sản nếu như nguồn vốn không được dẫn hướng vào các lĩnh vực sản xuất.

Ngoài ra, theo chuyên gia ADB, thách thức chính sách lớn nhất là giảm bớt tác động của đại dịch lên nghèo đói và thu nhập.

Nỗi lo tác động của đại dịch lên thu nhập cũng được nhiều chuyên gia lo ngại. Trao đổi với Dân trí, chuyên gia Lê Duy Bình băn khoăn khi tỷ lệ tham gia thị trường lao động giảm trong quý 1/2021. Đây là hiện tượng rất ít khi xảy ra trong những năm trước đây. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cũng tăng cao. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp trong những người thuộc độ tuổi thanh niên thất nghiệp cũng tăng và đây là một điều đáng quan ngại.

"Thất nghiệp thanh niên là điều đáng lo ngại vì nó có thể có những tác động tới năng suất, hiệu quả của nền kinh tế trong trung hạn. Đây là một trong những vấn đề cần được lưu tâm trong các chính sách hỗ trợ và phát triển trong thời gian tới", ông Lê Duy Bình nói.

Nguyễn Mạnh/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giảm 30% điều kiện kinh doanh ngay trong năm nay

Giảm 30% điều kiện kinh doanh ngay trong năm nay

21:33 , 21/05/2025

Chính phủ đặt kế hoạch cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục, chi phí, điều kiện kinh doanh trong năm nay.

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân

21:31 , 21/05/2025

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 138 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 68 ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Thanh Hóa có 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện

Thanh Hóa có 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện

16:19 , 21/05/2025

Hiện nay, tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện với tổng thể lồng nuôi 72.700m3. Các loại cá nuôi như: cá trắm, cá chép, cá lăng đen, lăng hoa, cá diêu hồng cho năng suất đạt từ 15 đến 20 kg/m3 lồng, sản lượng hàng năm đạt 1.300 tấn.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm tại Vĩnh Lộc

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm tại Vĩnh Lộc

07:16 , 21/05/2025

Gần 430 tỷ đồng là dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đang được triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ nghèo, và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân

Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân

07:15 , 21/05/2025

Hàng loạt các chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng, đất đai, thuế…sẽ được triển khai nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bứt phá. Đây là nội dung trọng tâm của Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vừa được Quốc hội thông qua.

Không để xảy ra sai phạm trong triển khai các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách

Không để xảy ra sai phạm trong triển khai các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách

20:03 , 20/05/2025

Huyện Nông Cống đang được giao thực hiện 10 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Trong quá trình thực hiện các dự án này, với tư cách là đại diện chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện đã tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng cường giám sát chất lượng, đảm bảo các dự án được thực hiện đúng quy định, hạn chế tối đa những thiếu sót có thể dẫn đến sai phạm.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 5/2025 ước đạt 17.000 tỷ đồng

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 5/2025 ước đạt 17.000 tỷ đồng

19:46 , 20/05/2025

Theo Sở Công thương, tháng 5/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.000 tỉ đồng, tăng 5,71% so với cùng kỳ năm 2024.

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội giảm còn 6,1%/năm

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội giảm còn 6,1%/năm

08:00 , 20/05/2025

Từ tháng 7/2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 5 lần điều chỉnh giảm lãi vay gói tín dụng mua nhà ở xã hội. Lãi vay đã giảm hơn 2% trong khoảng 2 năm qua, xuống ngưỡng 6,1%/năm.

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

08:00 , 20/05/2025

Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30 ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo. Mục tiêu là hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong kinh doanh xuất khẩu gạo; khắc phục những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong thực tế triển khai.

DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

19:58 , 19/05/2025

Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là DDCI) là thước đo đánh giá, thúc đẩy tinh thần chủ động cải cách, nâng cao chất lượng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Qua 4 năm triển khai đánh giá DDCI Thanh Hóa đã cho thấy những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.