ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Việt Nam hình thành Chính phủ số vào năm 2025

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, xây dựng Chính phủ điện tử là một điểm sáng nổi bật của nhiệm kỳ 2016-2021. Việt Nam đã khởi động và đạt kết quả bước đầu về chuyển đổi số.

11/03/2021 10:56

 

Chiều 10/3, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử tổ chức cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP  ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian số

 

Việt Nam hình thành Chính phủ số vào năm 2025 - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng nêu rõ, với việc ban hành Nghị quyết 17, lần đầu tiên Việt Nam có kế hoạch tổng thể về triển khai Chính phủ điện tử. Nghị quyết 17 đã chú trọng vào việc xây dựng thể chế và yêu cầu nền tảng dùng chung. Đây là hai vấn đề quan trọng mà Chính phủ chưa làm được trong nhiều năm.

Điểm lại một số kết quả nổi bật, Thủ tướng cho biết, bộ máy chỉ đạo, điều hành triển khai Chính phủ điện tử được kiện toàn. Hiện nay, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử được mở rộng chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo thêm nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh. Môi trường pháp lý cho phát triển Chính phủ điện tử cơ bản được hình thành đầy đủ.

Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn quốc đã được phát triển và hình thành theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (bao gồm Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và các Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã kết nối với trên 200 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị để kết nối chia sẻ dữ liệu quy mô quốc gia).

Tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh để kết nối chia sẻ dữ liệu trong mỗi bộ/tỉnh và là đầu mối kết nối ra bên ngoài. Kết nối, chia sẻ dữ liệu hiệu quả sẽ là tiền đề phát triển Chính phủ số.

Một số cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia đã được xây dựng và phát huy hiệu quả như các cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, y tế, giáo dục, hộ tịch. Trong đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong nhiều năm không làm được thì
đã được khai trương ngày 25/02/2021, là cú hích giảm giấy tờ thủ tục hành chính đáng kể.

Đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương đã có Trung tâm điều hành và giám sát an toàn an ninh và kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia để tạo thành hệ thống giám sát toàn diện an toàn không gian mạng quốc gia.

An toàn, an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian số là điều kiện tiên quyết, luôn là nhiệm vụ song hành với các nhiệm vụ chuyển đổi số, Thủ tướng nêu rõ. Cơ sở dữ liệu quốc gia phải được sử dụng hiệu quả chứ không phải mỗi bộ, mỗi cơ quan cứ ôm giữ, không chia sẻ.

Các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được chú trọng phát triển để phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là việc triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước đã trở thành nề nếp giúp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí hành chính (trên 90% văn bản điện tử được trao đổi giữa các cơ quan nhà nước; trên 4,5 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia).

Không thể làm Chính phủ điện tử mà coi nhẹ an toàn thông tin

 

Việt Nam hình thành Chính phủ số vào năm 2025 - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử trong phiên họp sau cùng của nhiệm kỳ Chính phủ 2026-2021.

Về triển khai chuyển đổi số, Thủ tướng nhận định, Việt Nam đã khởi động và đạt được kết quả bước đầu. Đến nay, trên 50% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và bắt đầu triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch về chuyển đổi số.

Nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát triển các nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp đã được khởi động và bước đầu triển khai hiệu quả. Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra mắt Cổng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (thu hút 400 người dùng doanh nghiệp, hỗ trợ gần 200 doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi số).

Cùng với những thành tựu quan trọng, toàn diện về kinh tế - xã hội, những nỗ lực mạnh mẽ trong chỉ đạo thực hiện và những kết quả quan trọng đạt được trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử là một điểm sáng nổi bật trong nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua, nhất là năm 2020, Thủ tướng nêu rõ.

Định hướng nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh công tác xây dựng thể chế, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến. Triển khai hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, để giảm giấy tờ trong xử lý thủ tục hành chính.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, bảo đảm đến tháng 7/2021 hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu đất đai theo quy định.

Về các nền tảng Chính phủ điện tử, các bộ, ngành, địa phương sử dụng, khai thác hiệu quả các dịch vụ cung cấp trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, chủ động chia sẻ cung cấp dữ liệu của mình cho các cơ quan Nhà nước khác… Thủ tướng nhấn mạnh, 100% cơ quan, tổ chức nhà nước hoàn thành xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và đề xuất phương án bảo đảm an toàn thông tin. Không thể xây dựng Chính phủ điện tử mà coi nhẹ an toàn thông tin.

Các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng, triển khai ngay các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số cho giai đoạn mới; quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Thái Anh/ Dân trí

Chiều 10/3, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử tổ chức cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP  ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian số

Việt Nam hình thành Chính phủ số vào năm 2025 - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng nêu rõ, với việc ban hành Nghị quyết 17, lần đầu tiên Việt Nam có kế hoạch tổng thể về triển khai Chính phủ điện tử. Nghị quyết 17 đã chú trọng vào việc xây dựng thể chế và yêu cầu nền tảng dùng chung. Đây là hai vấn đề quan trọng mà Chính phủ chưa làm được trong nhiều năm.

Điểm lại một số kết quả nổi bật, Thủ tướng cho biết, bộ máy chỉ đạo, điều hành triển khai Chính phủ điện tử được kiện toàn. Hiện nay, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử được mở rộng chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo thêm nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh. Môi trường pháp lý cho phát triển Chính phủ điện tử cơ bản được hình thành đầy đủ.

Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn quốc đã được phát triển và hình thành theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (bao gồm Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và các Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã kết nối với trên 200 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị để kết nối chia sẻ dữ liệu quy mô quốc gia).

Tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh để kết nối chia sẻ dữ liệu trong mỗi bộ/tỉnh và là đầu mối kết nối ra bên ngoài. Kết nối, chia sẻ dữ liệu hiệu quả sẽ là tiền đề phát triển Chính phủ số.

Một số cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia đã được xây dựng và phát huy hiệu quả như các cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, y tế, giáo dục, hộ tịch. Trong đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong nhiều năm không làm được thì
đã được khai trương ngày 25/02/2021, là cú hích giảm giấy tờ thủ tục hành chính đáng kể.

Đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương đã có Trung tâm điều hành và giám sát an toàn an ninh và kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia để tạo thành hệ thống giám sát toàn diện an toàn không gian mạng quốc gia.

An toàn, an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian số là điều kiện tiên quyết, luôn là nhiệm vụ song hành với các nhiệm vụ chuyển đổi số, Thủ tướng nêu rõ. Cơ sở dữ liệu quốc gia phải được sử dụng hiệu quả chứ không phải mỗi bộ, mỗi cơ quan cứ ôm giữ, không chia sẻ.

Các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được chú trọng phát triển để phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là việc triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước đã trở thành nề nếp giúp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí hành chính (trên 90% văn bản điện tử được trao đổi giữa các cơ quan nhà nước; trên 4,5 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia).

Không thể làm Chính phủ điện tử mà coi nhẹ an toàn thông tin

Việt Nam hình thành Chính phủ số vào năm 2025 - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử trong phiên họp sau cùng của nhiệm kỳ Chính phủ 2026-2021.

Về triển khai chuyển đổi số, Thủ tướng nhận định, Việt Nam đã khởi động và đạt được kết quả bước đầu. Đến nay, trên 50% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và bắt đầu triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch về chuyển đổi số.

Nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát triển các nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp đã được khởi động và bước đầu triển khai hiệu quả. Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra mắt Cổng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (thu hút 400 người dùng doanh nghiệp, hỗ trợ gần 200 doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi số).

Cùng với những thành tựu quan trọng, toàn diện về kinh tế - xã hội, những nỗ lực mạnh mẽ trong chỉ đạo thực hiện và những kết quả quan trọng đạt được trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử là một điểm sáng nổi bật trong nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua, nhất là năm 2020, Thủ tướng nêu rõ.

Định hướng nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh công tác xây dựng thể chế, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến. Triển khai hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, để giảm giấy tờ trong xử lý thủ tục hành chính.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, bảo đảm đến tháng 7/2021 hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu đất đai theo quy định.

Về các nền tảng Chính phủ điện tử, các bộ, ngành, địa phương sử dụng, khai thác hiệu quả các dịch vụ cung cấp trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, chủ động chia sẻ cung cấp dữ liệu của mình cho các cơ quan Nhà nước khác… Thủ tướng nhấn mạnh, 100% cơ quan, tổ chức nhà nước hoàn thành xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và đề xuất phương án bảo đảm an toàn thông tin. Không thể xây dựng Chính phủ điện tử mà coi nhẹ an toàn thông tin.

Các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng, triển khai ngay các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số cho giai đoạn mới; quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Thái Anh 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hoá họp phiên thường kỳ lần thứ nhất năm 2025

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hoá họp phiên thường kỳ lần thứ nhất năm 2025

19:51 , 13/05/2025

Sáng ngày 13/5, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hoá tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ nhất năm 2025, để xét chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đề nghị cấp có thẩm quyền tặng thưởng danh hiệu thi đua. Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hoá, chủ trì phiên họp.

Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép gần 3200 tỷ đồng

Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép gần 3200 tỷ đồng

19:46 , 13/05/2025

Chiều ngày 13/5, tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, Công ty staBOO Thanh Hóa đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép OSB với tổng mức đầu tư lên đến gần 3200 tỷ đồng. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Công bố chỉ số DDCI tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Công bố chỉ số DDCI tỉnh Thanh Hóa năm 2024

19:46 , 13/05/2025

Sáng ngày 13/5, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, DDCI Thanh Hóa năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, các ban, sở, ngành, địa phương trong tỉnh, VCCI chi nhánh Thanh Hóa – Ninh Bình; đại diện các hội, hiệp hội doanh nghiệp và đông đảo doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân

09:06 , 13/05/2025

Bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí ngày 11/5/2025, có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.

Giáo hội Phật giáo huyện Thọ Xuân tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025

Giáo hội Phật giáo huyện Thọ Xuân tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025

23:10 , 12/05/2025

Sáng ngày 12/5 (tức ngày 15 tháng 4 năm Ất Tỵ), tại Chùa Linh Cảnh, xã Xuân Bái, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Thọ Xuân đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Quảng Xương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

Quảng Xương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

23:10 , 12/05/2025

Sáng ngày 12/5, huyện Quảng Xương đã tổ chức khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn theo tinh thần Chỉ thị 22 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá.


Thị xã Bỉm Sơn trao biển hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn

Thị xã Bỉm Sơn trao biển hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn

23:00 , 12/05/2025

Sáng ngày 12/5, thị xã Bỉm Sơn đã tổ chức khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn theo tinh thần Chỉ thị 22 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá.

Tuyên truyền đậm nét kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Tuyên truyền đậm nét kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025

20:34 , 12/05/2025

Chiều ngày 12/5, tại huyện Vĩnh Lộc, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Huyện uỷ, Uỷ ban Nhân dân huyện Vĩnh Lộc tổ chức cho phóng viên các cơ quan báo chí đi thực tế và cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Huyện Như Xuân khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

Huyện Như Xuân khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

20:30 , 12/05/2025

Ngày 12/5, Ban chỉ đạo Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở huyện Như Xuân đã khởi công xây dựng nhà ở cho 8 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Dự lễ khởi công có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy dự lễ khởi công xây dựng nhà ở tại huyện Quảng Xương

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy dự lễ khởi công xây dựng nhà ở tại huyện Quảng Xương

20:10 , 12/05/2025

Chiều ngày 12/5, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cùng lãnh đạo huyện Quảng Xương đã dự lễ khởi công và trao biển ủng hộ 80 triệu đồng làm nhà ở cho 2 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương.