ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông

Việt Nam đang tiến hành những bước đi thận trọng nhưng nghiêm túc và kiên quyết theo đúng luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông.

18/08/2019 06:11
Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc lần thứ 2 đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Dư luận lo ngại các hành vi vi phạm của Trung Quốc trên Biển Đông làm suy giảm lòng tin, gia tăng căng thẳng, dẫn tới nguy cơ mất an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không.

viet nam kien quyet bao ve chu quyen hop phap o bien dong hinh 1
Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Tổng Thư ký Hội Luật Quốc tế Việt Nam.

Phóng viên VOV đã phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Tổng Thư ký Hội Luật Quốc tế Việt Nam về những hành vi vi phạm của Trung Quốc và những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.           

PV: Xin Tiến sỹ phân tích rõ đâu là cơ sở pháp lý cho thấy vùng biển phía Nam Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc đang có hành vi vi phạm thuộc chủ quyền của Việt Nam?

TS Phạm Lan Dung: Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ, vùng biển ở phía Nam Biển Đông của Việt Nam mà nhóm tàu Hải dương 08 của Trung Quốc đã vi phạm là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Vị trí xảy ra hành vi vi phạm nằm cách bờ biển Việt Nam không quá 200 hải lý, tức là hoàn toàn ở trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Trong khi đó, Trung Quốc không có một cơ sở pháp lý nào để có thể yêu sách ở vùng biển này. Bởi vị trí đó cách đảo Hải Nam của Trung Quốc gần 500 hải lý, không nằm trong bất kỳ một phạm vi nào mà UNCLOS và luật pháp quốc tế cho phép.

Theo phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines-Trung Quốc thì các thực thể ở Trường Sa, không có thực thể nào có thể có vùng biển quá 12 hải lý. Việc Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp các thực thể ở Trường Sa cũng không thể đem đến bất kể cơ sở nào để Trung Quốc có thể yêu sách vùng biển ở Nam Biển Đông mà xảy ra hành vi vi phạm. Hơn nữa, quần đảo Trường Sa không phải là một quốc gia quần đảo cho nên cũng không thể có đường cơ sở quần đảo ở đây được.

Cuối cùng, việc Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với một số bãi san hồ ngầm ở Nam Biển Đông này hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào, bởi theo UNCLOS, thì những bãi ngầm này nằm ở trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia nào thì nó sẽ thuộc quyền chủ quyền của quốc gia đó. Vì vậy, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.

viet nam kien quyet bao ve chu quyen hop phap o bien dong hinh 2
Khu vực nhà giàn DK1, trong đó có Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam.

PV: Thời gian qua, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đều bày tỏ quan ngại trước những báo cáo về việc Trung Quốc liên tục có các hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Bà có nhận định gì về phản ứng của cộng đồng quốc tế?

TS Phạm Lan Dung: Việc các nước trên thế giới lên tiếng phản đối hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của một quốc gia là một trong những biện pháp mà các nước thường hay làm, từ góc độ của chính trị quốc tế. Việt Nam cũng như bất kỳ quốc gia nào trong hoàn cảnh này đều mong muốn các nước lên tiếng bảo vệ chính nghĩa. Càng nhiều nước có tiếng nói càng mạnh để lên án hành vi vi phạm của Trung Quốc và bảo vệ lợi ích của Việt Nam càng tốt.

Từ góc độ luật quốc tế, tiếng nói của dư luận tiến bộ trên thế giới cũng là một trong những biện pháp đảm bảo thi hành luật và nó cũng là biện pháp tác động đến hành vi của các nước.

Ở đây chúng ta thấy việc Trung Quốc vi phạm vùng biển hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và không phải là vùng biển tranh chấp. Đó cũng là một trong những lý do làm cơ sở pháp lý để cho các nước có thêm cơ sở lên tiếng bảo vệ chính nghĩa.

Nguyên tắc chung của các nước trên thế giới là không can thiệp vào những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, là những tranh chấp mà ở đó các nước không có lợi ích và không có yêu sách. Tuy nhiên, với những tranh chấp, sự cố xảy ra ảnh hưởng đến lợi ích của họ như tự do hàng hải, Biển Đông là khu vực mà ở đó có các tuyến hàng hải quốc tế rất quan trọng, thì các nước đều lên tiếng phản đối và đều có cơ sở để mà có thể lên án và yêu cầu ngừng các hành vi vi phạm.

PV: Trước những âm mưu, thủ đoạn và hành động ráo riết hướng tới độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, thì Việt Nam có thể làm gì để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông?         

TS Phạm Lan Dung: Việt Nam là một quốc gia thành viên UNCLOS và chủ trương của Việt Nam là sẽ kiên trì, sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp. Trên thực địa, chúng ta phải sử dụng những biện pháp kiên quyết nhưng cũng rất kiềm chế, để làm sao tuân thủ pháp luật, đảm bảo phù hợp với những quy định của UNCLOS, pháp luật quốc tế và phù hợp với luật pháp của Việt Nam.

Về mặt ngoại giao, chúng ta thấy người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ, Việt Nam đã có nỗ lực không ngừng trao đổi quan điểm với Trung Quốc ở nhiều cấp độ khác nhau. Hiện Việt Nam đã rất kiên trì nỗ lực thực hiện những biện pháp đàm phán và trao đổi quan điểm với phía Trung Quốc. Đây cũng là một trong những điều kiện đầu tiên mà các quốc gia cần phải làm trước khi muốn đưa vụ việc ra giải quyết ở các cơ quan tư pháp.

Các bước đi mà chúng ta thực hiện là rất phù hợp với luật pháp quốc tế và đó cũng là sự chuẩn bị rất cẩn thận, nghiêm túc để đảm bảo các biện pháp ngoại giao có hiệu quả cao nhất. Ngay cả khi các biện pháp ngoại giao không có hiệu quả nữa, thì đó cũng là cách mở đường cho khả năng tiến hành các biện pháp pháp lý nếu thấy cần thiết.

PV: Xin cảm ơn TS Phạm Lan Dung!./.


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giải quyết vướng mắc trong hỗ trợ xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Định và Như Thanh

Giải quyết vướng mắc trong hỗ trợ xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Định và Như Thanh

19:46 , 04/05/2024

Sáng ngày 4/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang, đã chủ trì hội nghị giải quyết vướng mắc trong hỗ trợ xử lý rác thải sinh hoạt theo Nghị quyết 236 của Hội đồng Nhân dân tỉnh trên địa bàn huyện Yên Định và Như Thanh.

Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam tiếp xúc cử tri tại Quan Sơn

Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam tiếp xúc cử tri tại Quan Sơn

19:46 , 04/05/2024

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 4/5, đồng chí Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, cùng các Đại biểu thuộc đoàn ĐBQH tỉnh Thanh đã tiếp xúc với cử tri huyện Quan Sơn. Dự buổi tiếp xúc có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Uỷ Viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân Khu 4; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các ban,ngành cấp tỉnh và huyện Quan Sơn.

Megastory | Điện Biên Phủ - Ký ức tự hào

Megastory | Điện Biên Phủ - Ký ức tự hào

15:04 , 04/05/2024

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã lùi xa 70 năm. Những người lính cụ Hồ trực tiếp chiến đấu hay phục vụ chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ ngày nào, giờ đã tuổi cao, sức yếu. Nhưng kỷ niệm về đồng đội, về những năm tháng “khoét núi, ngủ hầm” vẫn in đậm trong trái tim mỗi người.

Khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc và mưa lớn

Khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc và mưa lớn

21:07 , 03/05/2024

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, kết hợp với dòng xiết gió Tây trên cao, từ tối ngày 02/5 đến chiều nay, ngày 03/5, trên địa bàn tỉnh đã có mưa, có nơi mưa rất to và dông, gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Công điện gửi các Sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan về việc khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc và mưa lớn.

Kế hoạch tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Thanh Hóa ngày 4/5/2024

Kế hoạch tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Thanh Hóa ngày 4/5/2024

20:38 , 03/05/2024

Thực hiện Kế hoạch tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa thông báo lịch tiếp xúc cử tri như sau:

Giám sát việc ban hành Quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị

Giám sát việc ban hành Quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị

20:32 , 03/05/2024

Chiều 3/5, Đoàn giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn, đã giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Quyết định số 23 ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị và Quyết định số 763 ngày 15/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị tại Tòa án nhân dân tỉnh.

Phát động "Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động" và "Tháng Công nhân" năm 2024

Phát động "Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động" và "Tháng Công nhân" năm 2024

20:21 , 03/05/2024

Sáng 03/5, tại Công ty TNHH Giầy Weilina Việt Nam ở xã Định Liên, huyện Yên Định, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động với chủ đề "Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tiếp xúc cử tri tại huyện Bá Thước

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tiếp xúc cử tri tại huyện Bá Thước

20:12 , 03/05/2024

Ngày 3/5, các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa gồm: ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội; bà Cầm Thị Mẫn, Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đã tiếp xúc cử tri huyện Bá Thước trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tham dự buổi tiếp xúc có các đồng chí: Lê Tiến Lam, Ùy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Văn Hải, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

19:58 , 03/05/2024

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, mặc dù không có nhiều ưu thế về binh lực, tuy nhiên, quân đội ta càng đánh lại càng mạnh. Điều này không chỉ bởi những chiến lược, chiến thuật tấn công đúng đắn, mà còn nhờ vào sự đoàn kết, đồng lòng ủng hộ của toàn thể đồng bào cả nước. Có thể nói, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

Sơ duyệt lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sơ duyệt lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

19:52 , 03/05/2024

Sáng 3/5, tại Sân vận động thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, đã diễn ra Chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì chương trình sơ duyệt.