Việt Nam lọt top 10 quốc gia hàng đầu thế giới dành cho khách du lịch
Theo một cuộc khảo sát mới của Công ty lữ hành toàn cầu Flight Centre, Việt Nam đã vinh dự lọt top 10 quốc gia hàng đầu thế giới dành cho khách du lịch.
Công ty lữ hành toàn cầu Flight Centre - một trong những hãng lữ hành lớn nhất thế giới của Australia - đã phân tích phản hồi từ hơn 170.000 du khách trên toàn thế giới để xác định 10 quốc gia và thành phố được đánh giá cao nhất trong năm nay. Việt Nam vinh dự lọt top 10 quốc gia hàng đầu thế giới dành cho khách du lịch.
Flight Centre khẳng định sức cuốn hút của Việt Nam qua một số địa danh nổi tiếng như Thủ đô Hà Nội với nhiều địa điểm tham quan lịch sử cổ kính, Vịnh Hạ Long với vẻ đẹp của tự nhiên hay Thành phố Hồ Chí Minh với sự nhộn nhịp và hiện đại… Flight Centre đánh giá: Việt Nam là một viên ngọc của Đông Nam Á, cũng là một quốc gia an toàn, giá cả phải chăng và giàu trải nghiệm, phù hợp với du khách ở mọi lứa tuổi và khả năng. Nơi đây có nhiều ngôi làng địa phương nguyên sơ, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận và ẩm thực địa phương tươi ngon, phong phú sẽ khiến bạn phải kinh ngạc. Việt Nam là nơi hoàn hảo để trải nghiệm một thế giới kết hợp nhuần nhuyễn giữa những thị trấn cổ kính với những thành phố quốc tế.
Hội làng trên đất Mường Đủ
Mường Đủ (nay thuộc xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành) vốn là một vùng đất rộng lớn nằm dọc theo con sông Bưởi. Đất Mường Đủ xưa kia chủ yếu là rừng rậm, trải qua thời gian, những người con dân tộc Mường nơi đây đã không ngừng mở mang, khai phá, tạo nên những xóm làng trù phú, đông vui, với những cánh đồng “chim bay mỏi giò, cò bay mỏi cánh”. Và cũng từ bao đời nay, người dân xã Thạch Bình vẫn luôn gìn giữ cho mình những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường thông qua các lễ nghi, phong tục, sinh hoạt ngày lễ tết, hội làng…
Từ thiện
Từ thiện là hành động hỗ trợ, giúp đỡ người gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng và tùy theo khả năng của mỗi người. Hoạt động từ thiện nhằm lan tỏa, nhân lên những việc làm, hành động tốt đẹp trong xã hội, bởi cho đi là nhận lại, với yêu thương đong đầy.
Phấn đấu đến năm 2030, 95% di tích quốc gia đặc biệt được tu bổ, tôn tạo
Chính phủ vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.
9 tháng năm 2024, Việt Nam đón trên 12,7 triệu lượt khách quốc tế, vượt cả năm 2023
Thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, 9 tháng đầu năm 2024, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn con số của cả năm 2023.
Đón mây
Miền Tây xứ Thanh - Nơi có những vạt rừng xanh ngát miên man, đồi núi trập trùng, hệ sinh thái phong phú, cùng điệu xòe quyến rũ, điệu khặp da diết trữ tình của đồng bào và những cung đường tuyệt đẹp, đầy thách thức vươn tới chân mây…
Thăm di tích lịch sử đình Quảng Thi
Nằm bên tả ngạn sông Chu, vùng đất cổ Đàm Xá còn được biết đến với tên Kẻ Đầm (nay là xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân). Có lịch sử hình thành và phát triển từ ngàn năm về trước, trong không gian vùng đất cổ còn lưu giữ những dấu tích lịch sử, văn hóa đậm nét. Trong đó, di tích lịch sử đình làng Quảng Thi là một điểm nhấn văn hóa trên đất cổ Đàm Xá.
Công tác bảo tồn văn hóa ở huyện Quan Hóa
Huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da. Đây là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, gồm có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Mường, Kinh, Hoa và Mông. Những năm qua, huyện Quan Hóa đã thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng về công tác bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới, làm nguồn nội sinh và động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Từ thế kỷ 16, tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và trong tâm thức của người dân Việt Nam nói chung và người dân xứ Thanh nói riêng. Việc di sản thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016 đã tạo điều kiện pháp lý cho các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng thờ mẫu được phát triển mạnh mẽ, lan toả sâu rộng, được bảo vệ và phát huy dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, với sức hút vốn có của loại hình tín ngưỡng này, cùng với những thắng cảnh và văn hóa độc đáo của xứ Thanh, định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn di sản được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan.
Lò cao kháng chiến Hải Vân – Chứng tích một thời đạn lửa
Về với huyện miền núi Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, du khách không chỉ được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ, hòa mình vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cùng người dân bản địa, mà còn được chiêm ngưỡng những chứng tích lịch sử hào hùng của những năm tháng chiến tranh gian khổ mà đầy oanh liệt của dân tộc.
Quản lý rừng Lam Kinh gắn với phát triển du lịch
Thực hiện phương án quản lý rừng bền vững Khu di tích lịch sử Lam Kinh, giai đoạn 2021-2030, thời gian qua Ban quản lý Khu di tích đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện tốt việc giữ gìn, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đặc dụng đảm bảo hài hoà với bảo tồn, nâng cao giá trị lịch sử văn hóa, cảnh quan Khu Di tích lịch sử Lam Kinh. Đồng thời tập trung phát triển rừng theo hướng đa mục đích, đa dạng hoá loài cây, tạo ra hệ sinh thái bền vững gắn với phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.