ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027

Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Ngày 22/11/2023 tại Paris (Pháp), trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước Di sản thế giới), Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027 với 121/171 phiếu hợp lệ.

TTV

23/11/2023 09:09

Phiếu của Việt Nam đứng cao nhất trong nhóm 4 khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đứng thứ 2/9 nước được bầu ở 5 khu vực.

Ủy ban Di sản Thế giới là một cơ quan điều hành quan trọng nhất của UNESCO, có quyền quyết định những vấn đề then chốt liên quan tới công nhận di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; xem xét, đánh giá tình trạng bảo tồn di sản thế giới trên toàn cầu; quyết định chính sách, ngân sách chủ trương, định hướng phát triển của Công ước Di sản thế giới. Đây cũng là Công ước có số lượng thành viên lớn nhất của UNESCO với 194 quốc gia. Do đó, cuộc bầu cử để trở thành một trong 21 nước thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới luôn khó khăn và có tính cạnh tranh rất cao.

Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027- Ảnh 1.

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam phát biểu tại phiên toàn thể kỳ họp lần thứ 42 Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris từ 11 - 22/11. Ảnh: Thu Hà/TTXVN

Đánh giá về kết quả này, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp nhận xét: Đây là lần thứ 2 chúng ta đảm nhận vai trò tại cơ quan điều hành then chốt nhất về văn hóa của UNESCO. Điều này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta như tinh thần của Đại hội XIII của Đảng, Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, đẩy mạnh, nâng tầm đối ngoại đa phương, triển khai đồng bộ, phối hợp hiệu quả giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, giữa ngoại giao song phương, đa phương.

Việc trúng cử với số phiếu cao cũng thể hiện uy tín của ta trên trường quốc tế, sự tin tưởng, ủng hộ của cộng đồng quốc tế với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của ta tại các thể chế đa phương toàn cầu; ghi nhận đóng góp thiết thực của ta trong quan hệ với UNESCO, trong gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản ở Việt Nam, trên thế giới. Đây cũng là kết quả của việc triển khai hiệu quả Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030, quá trình vận động bài bản, đồng bộ, rộng khắp với các đối tác quốc tế ở Hà Nội, Paris và thủ đô các nước thông qua các cơ quan đại diện.

Những tin vui: Vai trò Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO; Đà Lạt, Hội An tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo; Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO ra Nghị quyết cùng kỷ niệm danh nhân đã góp phần giới thiệu hình ảnh Việt Nam năng động trong đổi mới, hội nhập quốc tế, song vẫn giàu truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO nhấn mạnh: Với tư cách là thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để đóng góp hơn nữa cho việc hoàn thiện, thực hiện các mục tiêu và ưu tiên của Công ước Di sản thế giới, chia sẻ kinh nghiệm trong xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển các di sản thế giới tại Việt Nam.

Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã khẳng định: “Việt Nam là điển hình thành công trong kết nối giữa phát triển kinh tế và văn hóa; là một hình mẫu tốt về bảo tồn môi trường và phát triển du lịch bền vững”.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, thành viên tham dự kỳ họp lần này chia sẻ: Việt Nam tham gia Công ước Di sản thế giới từ năm 1987. Từ đó đến nay, nước ta đã luôn thực hiện nhiều nỗ lực nhằm lồng ghép nội dung và tinh thần của Công ước vào các luật, chương trình, dự án liên quan đến di sản văn hóa, thiên nhiên, các vấn đề kinh tế - xã hội; chủ trì tổ chức nhiều sự kiện quốc tế quan trọng trong lĩnh vực di sản thế giới và sẵn sàng đăng cai tổ chức nhiều sự kiện quan trọng trong thời gian tới.

Với tư cách là thành viên của Ủy ban Di sản thế giới, Việt Nam sẽ cùng 20 quốc gia thành viên khác đảm nhận trọng trách giám sát việc thực thi Công ước; bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của 1.199 di sản thế giới trên toàn cầu. Đồng thời xem xét các tiêu chí để ghi danh di sản thế giới mới nhằm gìn giữ, phát huy, trao truyền giá trị lịch sử, văn hóa cho các thế hệ tương lai, đóng góp cho phát triển bền vững của thế giới...

https://hoinhabao.vn/Viet-Nam-trung-cu-thanh-vien-Uy-ban-Di-san-the-gioi-nhiem-ky-2023--2027_bv-55912

Nguồn: Hội nhà báo Việt Nam

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Chùa Cảnh Yên

Chùa Cảnh Yên

15:38 , 02/02/2025

Nằm trên dãy đồi Sóc thuộc vùng giáp ranh giữa thị trấn Kim Tân và xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, chùa Cảnh Yên được xây dựng dưới triều Vua Lê Thánh Tông. Ngôi chùa nằm ở một vị trí tuyệt đẹp, “sơn thủy hữu tình”, mặt tiền hướng ra sông Bưởi. Dù vậy, do sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của chiến tranh, đến những năm cuối thế kỷ 20, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn.

Du lịch Việt Nam khởi sắc đầu năm

Du lịch Việt Nam khởi sắc đầu năm

07:22 , 02/02/2025

Những ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ, du lịch Việt Nam đã khởi sắc với lượng khách tăng cao tại nhiều điểm du lịch trên cả nước.

Bản hùng ca mùa xuân

Bản hùng ca mùa xuân

21:43 , 01/02/2025

Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình Chính luận nghệ thuật: Bản hùng ca mùa xuân.

Các điểm đến tâm linh  thu hút du khách dịp đầu năm mới

Các điểm đến tâm linh thu hút du khách dịp đầu năm mới

19:53 , 01/02/2025

Những ngày đầu năm mới, các điểm di tích gắn với hoạt động tín ngưỡng tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, vãn cảnh. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, nên đến nay hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, đúng quy định, được du khách thập phương đánh giá cao.

Trình diễn Nghệ thuật thư pháp Xuân Ất Tỵ 2025

Trình diễn Nghệ thuật thư pháp Xuân Ất Tỵ 2025

19:46 , 01/02/2025

Sáng ngày 01/02 (tức ngày mồng 4 tháng Giêng, năm Ất Tỵ) tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức chương trình Văn nghệ, thư pháp và cho chữ đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Dự chương trình có các đồng chí: Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa; Lê Trọng Thụ - Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo thành phố Thanh Hóa.

Sôi nổi Hội vật truyền thống Xuân Ất Tỵ 2025

Sôi nổi Hội vật truyền thống Xuân Ất Tỵ 2025

19:45 , 01/02/2025

Sáng ngày 1/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội vật truyền thống chào mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn du khách ngày đầu xuân

Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn du khách ngày đầu xuân

19:44 , 01/02/2025

Đã thành truyền thống, cứ vào ngày mồng 4 Tết, Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh lại tổ chức lễ khai hội Xuân chào đón năm mới. Trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã trở thành điểm đến hấp dẫn của mỗi du khách để tri ân, hướng về nguồn cội và cầu mong những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Sôi động các điểm vui chơi, du lịch tâm linh đầu năm mới

Sôi động các điểm vui chơi, du lịch tâm linh đầu năm mới

20:03 , 31/01/2025

Trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa điểm vui chơi, các khu du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã thu hút khá đông người dân và du khách đến thăm quan, lễ bái. Đặc biệt, thời tiết hôm nay ấm áp, thuận lợi cho du khách vãn cảnh, khám phá các điểm du lịch.

Tiếng cồng gọi xuân

Tiếng cồng gọi xuân

19:58 , 31/01/2025

Đối với đồng bào người Thái ở xứ Thanh, ngoài những điệu khặp mượt mà trữ tình, những điệu múa xòe uyển chuyển hay những bước nhảy sạp rộn ràng, người Thái còn có một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần, đó chính là văn hóa cồng chiêng.

Xu hướng du lịch xuyên Tết Nguyên đán tăng cao

Xu hướng du lịch xuyên Tết Nguyên đán tăng cao

08:02 , 31/01/2025

Nếu trước đây hình ảnh quây quần bên mâm cơm gia đình là biểu tượng của Tết, thì hiện nay, ngày càng nhiều gia đình, nhiều bạn trẻ lựa chọn du lịch xuyên Tết.