Vĩnh biệt nhà quay phim, NSND Đường Tuấn Ba
Theo lịch trình của chương trình "Mai Vàng nhân ái", sáng 4-6, ban tổ chức chương trình sẽ đến thăm, tặng tiền hỗ trợ cho 3 nghệ sĩ điện ảnh có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có NSND Đường Tuấn Ba.
Vậy là "Mai Vàng nhân ái" không còn cơ hội được gặp mặt ông. NSND Đường Tuấn Ba, nhà quay phim lão thành, nổi tiếng với những cú máy để đời trong phim "Cánh đồng hoang" của đạo diễn Hồng Sến đã ra đi vĩnh viễn lúc 13 giờ 50 phút ngày 1-6, tại nhà riêng ở TP HCM do tuổi cao, sức yếu, hưởng thọ 93 tuổi.
NSND Đường Tuấn Ba sinh năm 1927, từng tham gia kháng chiến chống Pháp hồi năm 15 tuổi, tại quê nhà Kon Tum, trong suốt 9 năm, công tác trong đội vũ trang tuyên truyền với công việc cụ thể là làm khẩu hiệu, in truyền đơn, diễn kịch lưu động, nhưng đam mê nhất của ông là chụp ảnh. Vì mê nhiếp ảnh nên sau này ông thi vào Trường Điện ảnh - Truyền hình thuộc Trung tâm Điện ảnh quốc gia Sài Gòn, ngành quay phim và tốt nghiệp năm 1968.
Khi đất nước thống nhất, ông làm việc tại Xưởng phim Tổng hợp TP HCM (sau này là Hãng phim Giải Phóng), bắt đầu chặng đường hoạt động điện ảnh cách mạng, ghi dấu ấn quay phim trong nhiều bộ phim nổi tiếng: "Mùa gió chướng", "Cánh đồng hoang", "Vùng gió xoáy", "Hòn Đất"… của đạo diễn - NSND Hồng Sến. Ông cũng được vinh danh giải thưởng "Quay phim xuất sắc" tại Liên hoan Phim Việt Nam lần V năm 1980 với phim "Cánh đồng hoang". Ngoài ra, Đường Tuấn Ba còn quay nhiều bộ phim của các đạo diễn khác: "Chiếc vòng bạc", "Những tháng ngày êm ả", "Nơi bình minh chim hót", "Hai chị em", "Bão U Minh", "Người tìm vàng", "Vết thù năm tháng", "Ngôi nhà oan khốc"...
Sau này, ông còn tham gia quay rất nhiều phim thời điện ảnh xã hội hóa, với biệt danh "nhà quay phim mát tay". Được người trong nghề nhận định cần mẫn, chăm chỉ, ông không nề hà khó nhọc, hiểm nguy với bối cảnh sông nước hay trong rừng rậm, núi cao, nỗ lực để có được những khung hình đẹp nhất có thể.
![]() |
Tính tới lúc nghỉ hưu, NSND Đường Tuấn Ba đã quay gần 90 bộ phim, trong đó có 22 phim truyện nhựa, 45 phim truyện video và gần 20 phim tài liệu, cải lương.
Nghệ sĩ Đường Tuấn Ba tiếp tục cầm máy sau khi nghỉ hưu, một phần vì yêu nghề, phần vì phải bươn chải mưu sinh. Ông không thuộc diện được hưởng lương hưu, số tiền hãng phim hỗ trợ lúc ấy chỉ 1,4 triệu đồng. Ông đi quay thuê bên ngoài, tích cóp dành dụm cũng đủ mua được căn hộ chừng 33 m2 ở cư xá Thanh Đa (TP HCM) cho gia đình 6 người ở.
Ông từng được trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp điện ảnh Việt Nam (1993) và Huân chương Lao động hạng nhì (2000), nhận danh hiệu NSND vào năm 2019, lúc 92 tuổi.
Anh Đường Anh Tuyền - con trai NSND Đường Tuấn Ba - bày tỏ: "Năm trước, khi cha tôi được nhận danh hiệu NSND, ông vui lắm vì đó là niềm an ủi lớn cuối đời của ông".
Linh cữu NSND Đường Tuấn Ba quàn tại nhà riêng ở cư xá Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP HCM, lễ động quan vào ngày 4-6. Sau khi hỏa thiêu, tro cốt của ông được mang về nhà thờ Thanh Đa, đặt cạnh tro cốt vợ ông.
Mai Phương/ Người lao động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng
Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.

Thắng tích đẹp miền đất cố đô
Vĩnh Lộc không chỉ được biết đến là một vùng đất giàu thắng tích mà còn là điểm đến của du lịch tâm linh bởi nơi đây còn lưu giữ nhiều ngôi chùa nổi tiếng có lịch sử lâu đời như: Chùa Báo Ân, chùa Giáng, chùa Nhân Lộ, chùa Linh Giang… Trong những chuyến hành hương của các phật tử xa gần, di tích chùa Du Anh (hay còn gọi là chùa Thông) là một trong những ngôi chùa thiêng và từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh hấp dẫn.

Du lịch cộng đồng ở làng Lập Thắng
Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, những nếp nhà sàn lâu đời với lối kiến trúc cổ xưa, những món ẩm thực độc đáo, những trải nghiệm thú vị với nghề truyền thống, sự hồn hậu, hiếu khách của những người con đất Mường… Tất cả đã và đang góp phần làm nên một điểm đến du lịch cộng đồng giàu sức hút, đó là làng Lập Thắng, xã Thạch Lập thuộc huyện vùng cao Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

Quý I/2025: Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 vừa công bố, trong tháng 3/2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 2 triệu lượt người, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm trước.

Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ
Những ngày này, người dân trên khắp mọi miền đất nước đang hướng về Đất Tổ để tưởng nhớ, tri ân công đức các vua Hùng. Mặc dù ngày mai mới là ngày chính Giỗ, nhưng hiện giờ đã có rất đông người dân và du khách hành hương về Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ với tâm thức hướng về cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

Hàm Rồng - Sông Mã: Hùng vĩ và nên thơ
Nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố Thanh Hóa, Hàm Rồng là vùng đất có địa thế vô cùng trọng yếu trong tiến trình lịch sử xứ Thanh nói riêng và dân tộc nói chung. Mỗi khi nhắc tới địa danh này, trong lòng mỗi chúng ta lại trào dâng một niềm tự hào, kiêu hãnh. Bởi lẽ, nơi ấy gắn liền với lịch sử của dân tộc ta trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian lao chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Kỷ niệm 1020 năm ngày mất Anh hùng dân tộc, Hoàng đế Lê Đại Hành
Sáng ngày 05/4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lê Hoàn, Huyện Thọ Xuân đã tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 1020 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Hoàng đế Lê Đại Hành (08/03 năm Ất Tỵ 1005 - 08/03 năm Ất Tỵ 2025.) Dự buổi lễ có đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành cấp tỉnh, huyện Thọ Xuân, Hội đồng dòng họ Lê Thanh Hóa và đông đảo nhân dân, du khách.

10 năm du lịch đường sông tour "Ngược- xuôi sông Mã"
Trung tâm phát triển du lịch sông Mã, thuộc Công ty Cổ phần quản lý đường thuỷ nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hoá vừa tổ chức kỷ niệm 10 du lịch đường sông tour "Ngược - xuôi sông Mã".

Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025 dự kiến khai mạc vào tối 24/4
UBND thị xã Nghi Sơn vừa ban hành Kế hoạch số 138 về việc tổ chức Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025. Theo đó, chương trình dự kiến khai mạc vào 20h ngày 24/4 tại Quảng trường biển, Khu du lịch biển Hải Hòa.

Đồi C4, trận địa pháo anh hùng
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Đồi C4 thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa quân dân ta với kẻ thù xâm lược. Những chiến công lừng lẫy trên đồi C4 đã góp phần quan trọng làm nên sự kiện Hàm Rồng chiến thắng trong hai ngày 03, 4/4/1965.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.