Vĩnh Lộc ưu tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
(TTV) - Vĩnh Lộc là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Huyện xác định đây là yếu tố then chốt thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và góp phần xây dựng nông thôn mới.
Huyện Vĩnh Lộc có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, trong đó có làng nghề sản xuất chè lam ở Thị trấn Vĩnh Lộc và làng nghề sản xuất đá mĩ nghệ ở xã Minh Tân. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc có hàng chục hộ sản xuất chè lam Phủ Quảng. Nhiều hộ sản xuất đã đầu tư máy móc, coi trọng vấn đề an toàn thực phẩm, lựa chọn kỹ nguyên liệu đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao số lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng; đồng thời tạo việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập tương đối ổn định.
![]() |
Xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc có nghề sản xuất đá mỹ nghệ. Xã hiện có khoảng 200 cơ sở sản xuất, tạo việc làm cho hơn 1000 lao động địa phương, với thu nhập lên đến hàng chục triệu đồng /người/tháng. UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp tại xã Minh Tân, với diện tích trên 20,5 ha, tập trung các ngành nghề: sản xuất, chế tác, trưng bày sản phẩm tiểu thủ công nghiệp nghề đá, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí… Sau khi cụm công nghiệp hoàn thành (dự kiến trong năm 2022), các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ sẽ được tập trung vào hoạt động tại đây, trở thành nơi trưng bày sản phẩm, tạo thị trường phát triển kinh tế năng động trên địa bàn xã và huyện.
![]() |
Sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đến nay, tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc đã khá ổn định. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có nhiều nỗ lực cải tiến thiết bị sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động. Huyện Vĩnh Lộc cũng đã có nhiều cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất, cải tiến mẫu mã nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị kinh tế của sản phẩm; hỗ trợ, đẩy mạnh hoạt động thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng tới xuất khẩu một số sản phẩm có tiềm năng.
![]() |
Việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp góp phần giúp huyện Vĩnh Lộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đại hội Đảng bộ huyện, xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
Theo An Thư - Văn Lọc
Theo Bản tin THNM 9/6
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

ADB: kinh tế Việt Nam duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định
Đánh giá cao những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định: nền kinh tế sẽ duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định và bền vững nếu các nỗ lực cải cách thể chế toàn diện thời gian qua được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.

Thanh Hoá: 4 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái
4 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tỉnh Thanh Hoá tăng trên 13,7% so với cùng kỳ năm trước phản ánh sự phục hồi và phát triển ổn định của ngành sản xuất công nghiệp địa phương.

4 tháng, Thanh Hóa thu ngân sách hơn 16 nghìn tỷ đồng
Trong 4 tháng đầu năm 2025, tỉnh Thanh Hóa thu ngân sách đạt trên 16.300 tỷ đồng, bằng 84,7% cùng kỳ và bằng 35,8% dự toán.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
Mới đây, Cục Thuế đã chỉ đạo các Chi cục Thuế trên cả nước khẩn trương phân loại, xử lý dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Thanh Hóa có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, những năm gần đây, chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khoai tây vụ đông xuân đạt gần 200 triệu đồng/ha
Vụ đông xuân 2024-2025, diện tích gieo trồng khoai tây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 1.500 ha, tập trung tại một số huyện đồng bằng và ven biển.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Thanh Hóa: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I tăng 11,8%
Quý 1 năm 2025, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng trên 39.700 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế tư nhân đóng góp gần 59% GRDP của Thanh Hóa
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 21.000 doanh nghiệp và hơn 155.000 hộ kinh doanh đang hoạt động. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 59% tổng sản phẩm của tỉnh.

Các cơ sở sản xuất, di ương hơn 1,8 tỷ con giống thủy sản
Từ đầu năm đến cuối tháng 4 năm 2025, các cơ sở giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sản xuất và di ương hơn 1,8 tỷ con giống, cung cấp cho vụ xuân hè 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.