VNPT và VinaPhone tiếp tục lọt Top 10 Công ty công nghệ thông tin-viễn thông uy tín năm 2022
Với việc lọt top 10 công ty công nghệ thông tin-viễn thông uy tín được đánh giá bởi Vietnam Report năm nay, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT tiếp tục khẳng định vai trò, chất lượng dịch vụ cũng như việc giành được sự tin yêu của đông đảo khách hàng trong cả nước.

Phó Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ thông tin VNPT Phạm Huy Hoàng lên nhận cúp, giấy chứng nhận doanh nghiệp Top 10 Công ty công nghệ uy tín năm 2022.
Danh sách 10 công ty công nghệ thông tin-viễn thông uy tín năm 2022 vừa được công bố bởi Vietnam Report ngày 3/8, tại TP Hồ Chí Minh. Cùng ngày, Vietnam Report cũng công bố Top 10 công ty công nghệ cung cấp dịch vụ, giải pháp phần mềm và tích hợp hệ thống uy tín năm 2022 với sự góp mặt của Công ty cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính viễn thông (VNPT Technology) - một thành viên của VNPT.
Trong nhiều năm liên tiếp, các thành viên của Tập đoàn VNPT đều nhận được đánh giá và xếp hạng cao từ Vietnam Report. Đây là đánh giá thường niên được xây dựng dựa trên nghiên cứu độc lập, khách quan, do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp báo Vietnamnet - Bộ Thông tin truyền thông thực hiện. Việc đánh giá dựa trên phương pháp Media Coding kết hợp khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 6/2022, với nhiều tiêu chí khắt khe bao gồm đánh giá tài chính, đánh giá truyền thông và đánh giá qua khảo sát...
Theo Vietnam Report, các công ty được vinh danh trong danh sách năm nay đều là những đại diện hoạt động hiệu quả, giàu kinh nghiệm, có vị thế và uy tín, có đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của toàn ngành nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung giai đoạn 2021-2022.
Trước đó, đầu năm 2022, VNPT và VinaPhone cũng được vinh danh top 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2021 do Vietnam Report đánh giá và công bố.

VNPT và VinaPhone tiếp tục lọt Top 10 Công ty công nghệ thông tin-viễn thông uy tín năm 2022.
Giữ vai trò dẫn dắt chuyển đổi số tại Việt Nam trong suốt nhiều năm qua, VNPT và VinaPhone đều không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đem đến cho khách hàng những sản phẩm, trải nghiệm số hàng đầu. Đặc biệt, với việc phát triển thành công mạng 5G thời gian qua, VNPT-VinaPhone đã đưa tên tuổi Việt Nam lên bản đồ các quốc gia dẫn đầu về phát triển công nghệ thông tin-viễn thông trên thế giới.
Với sự đầu tư bài bản, trách nhiệm, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn cũng liên tục gặt hái được nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực. Điều này được ghi nhận bởi hàng loạt giải thưởng, đánh giá từ các tổ chức uy tín trong và ngoài nước. Chỉ tính từ đầu năm 2022 tới nay, VNPT và VinaPhone đã giành được “mưa” giải thưởng lớn như: 5 giải Vàng, 4 giải Bạc và 3 giải Đồng tại Giải thưởng Công nghệ thông tin thế giới (IT World Awards 2022); Top 10 Sao Khuê 2022 và Giải thưởng Sao Khuê 5 sao; 4 giải thưởng lớn tại cuộc thi bảo mật quốc tế Cyber Security Global Excellence Awards; VinaPhone là nhà mạng duy nhất đạt giải thưởng quốc tế Stevie Awards For Sale&Customer Service (giải thưởng về kinh doanh và chăm sóc khách hàng),…
Song song với việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, VNPT và VinaPhone cũng luôn đi đầu trong việc tham gia các hoạt động xã hội, thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng. Bằng việc trở thành nhà tài trợ kim cương cho SEA Games 31 vừa qua, VNPT và VinaPhone đã góp phần lớn trong việc quảng bá về đất nước, văn hóa và sự phát triển công nghệ của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.
“Sự đánh giá, vinh danh của các tổ chức uy tín như Vietnam Report sẽ là thước đo chất lượng dịch vụ, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Đây vừa là vinh dự, cũng là trách nhiệm với chúng tôi. Để tiếp tục nhận được sự tin yêu và ủng hộ từ phía khách hàng, cũng như sự đánh giá cao từ các tổ chức chuyên môn, VNPT và VinaPhone sẽ tiếp tục không ngừng, nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch vụ các sản phẩm số hóa của mình trong thời gian tới, để thực sự xứng đáng là đơn vị dẫn dắt chuyển đổi số tại Việt Nam”, đại diện VNPT cho biết.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá: Dấu ấn nhiệm kỳ 2020 - 2025
2020 - 2025 là một nhiệm kỳ đầy biến động và đặt ra nhiều thách thức đối với ngành điện nói chung, Công ty điện lực Thanh Hóa nói riêng. Song, Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá đã đưa ra quyết tâm chính trị cao, lãnh đạo công ty vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, luôn vinh dự đứng trong hàng ngũ những doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa và trong nhóm các đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 - 1/7
Cục Thuế vừa thông báo sẽ tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 đến 1/7/2025 để phục vụ việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Quý I/2025, người dân gửi thêm vào ngân hàng hơn 400.000 tỷ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng tiền gửi đến cuối quý I đã xấp xỉ 15 triệu tỷ đồng, trong đó, huy động từ dân cư tiếp tục tăng mạnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.