Vốn hóa thị trường Vietcombank vượt 10 tỉ USD
Với vốn hóa thị trường đạt ngưỡng 10,9 tỉ USD, Vietcombank vừa được bảng xếp hạng "The World's Largest Public Companies 2019" của Forbes ghi nhận với vị trí dẫn đầu trong số các công ty VN.
Trong vòng 5 năm qua, vốn hóa thị trường của Vietcombank gấp 3 lần so với thời điểm 2015 - năm bắt đầu bước vào giai đoạn tái cơ cấu 2016-2020.
Các thương hiệu tại bảng xếp hạng được Forbes đánh giá bằng cách tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đó đóng vai trò chủ đạo. Việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính của các công ty, dữ liệu trên thị trường chứng khoán.
Giai đoạn 2016-2018 chứng kiến Vietcombank bứt tốc ngoạn mục. Năm 2016, trong danh sách Global 2000, Vietcombank xếp sau Vietinbank và BIDV. Tuy chỉ đứng thứ ba tại VN với thứ hạng 1.843 cùng doanh thu 1,8 tỉ USD và thị giá 5,5 tỉ USD nhưng xét về thị giá của cả ba ngân hàng, tổng giá trị thị trường của Vietinbank và BIDV cộng lại vẫn chưa bằng Vietcombank (Vietinbank: 2,8 tỉ USD và BIDV: 2,6 tỉ USD - số liệu năm 2016).
Năm 2018 đánh dấu Vietcombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất có mặt trong top 30 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo xếp hạng của The Asian Banker. Đặc biệt, liên tục trong nhiều năm trở lại đây, Vietcombank được The Asian Banker đánh giá là "Ngân hàng có bảng cân đối tài chính mạnh nhất Việt Nam".
Vietcombank cũng đã đưa tỉ lệ nợ xấu về dưới 1%, với dư nợ xấu nội bảng khoảng 6.181 tỉ đồng, trích lập quỹ dự phòng rủi ro ở mức 10.490 tỉ đồng, tỉ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng là 169,7% - cao nhất ngành ngân hàng. Các chỉ số ROAA, ROAE lần lượt đạt 1,37% và 25,42%.
Cũng trong năm này, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên mua toàn bộ nợ xấu từ AMC về để xử lý và đưa nợ xấu về một sổ trước 2 năm so với kế hoạch, đáp ứng chuẩn mực Basel 2 theo thông tư 41 trước 1 năm so với quy định.
![]() |
Ngoài ra, Vietcombank còn khai trương chi nhánh tại Lào, hoàn tất thủ tục mở chi nhánh tại thị trường Úc. Đặc biệt, Vietcombank trở thành ngân hàng Việt Nam duy nhất đến lúc này đáp ứng những chuẩn mực khắt khe của thị trường, trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chấp thuận cho mở văn phòng đại diện tại Mỹ.
Mới đây nhất, danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2019 do Forbes Việt Nam xếp hạng lựa chọn các công ty có kết quả kinh doanh tốt nhất, đang niêm yết tại Sở Giao dịch TP HCM (HSX) và Sở Giao dịch Hà Nội (HNX), cho thấy Vietcombank là đại diện duy nhất trong các tổ chức tín dụng quy mô lớn mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, liên tiếp có mặt trong danh sách suốt 7 năm qua.
Chia sẻ với báo chí mới đây, ông Nghiêm Xuân Thành, chủ tịch hội đồng quản trị Vietcombank, cho biết Vietcombank đặt mục tiêu năm 2020 sẽ cán mốc lợi nhuận 1 tỉ USD dù ngân hàng đã điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận để chia sẻ doanh nghiệp. "Vietcombank sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp theo hướng mở rộng ở các đối tượng doanh nghiệp đang sử dụng tổng thể các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng này, thay vì chỉ trong phạm vi 5 lĩnh vực ưu tiên được giảm trước đây" - ông Nghiêm Xuân Thành nói.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trong 6 tháng đầu năm 2025: Cả nước thu hút vốn FDI đạt trên 21 tỷ USD
Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8%
Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng kinh tế của cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng hơn 7,5% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thanh Hóa
Thanh Hóa là địa phương có nhiều thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Nhằm gia tăng giá trị, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, khai thác lợi thế, tạo ra các sản phẩm có chất lượng; không chỉ đáp ứng thị trường trong nước, mà còn đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163 quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.