Vu Lan báo hiếu – nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt
Lễ Vu Lan vào rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm được coi là ngày lễ quan trọng của Phật giáo và trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Ngày lễ này đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, để nhắc nhở mỗi người con tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ, tổ tiên, biết trân trọng những gì mình đang có và làm những việc hiếu nghĩa.
Dịp lễ Vu Lan rằm tháng 7 âm lịch, gia đình bà Trần Thị Hoa ở thành phố Thanh Hóa đều chuẩn bị chu đáo mâm cúng, để thể hiện lòng biết ơn đối với đấng sinh thành và tổ tiên đã khuất. Đây còn là dịp nhắc nhở con cháu trong gia đình sống hòa thuận, yêu thương, gắn kết, hướng về nguồn cội. Bà Trần Thị Hoa bày tỏ: Mùa Vu lan là dịp quan trọng để gia đình được tụ họp, dâng nén hương thơm lên gia tiên tiền tổ để tưởng nhớ đến công lao của những tiền nhân đi trước.
Cùng với việc sửa soạn mâm cơm dâng lên tổ tiên, vào ngày Lễ Vu Lan, nhiều người dân đã lên Chùa thành kính dâng hương, cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà và những người thân yêu đã khuất. Một nét đẹp trong ngày Vu Lan là thực hiện nghi thức bông hồng cài áo. Trong buổi lễ thiêng liêng ấy, ai còn cha mẹ sẽ vui mừng được cài lên ngực áo một đoá hoa hồng, ai mất mẹ cài lên ngực đoá hồng trắng. Ở thời khắc ấy, những người tham gia đều trào dâng biết ơn vô hạn hướng về các đấng sinh thành, dưỡng dục.
Bà Nguyễn Thị Hiền, ở thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Vào dịp Lễ Vu Lan tôi thường lên Chùa để cầu mong cho gia đình gặp nhiều điều may mắn. Lễ Vu Lan không chỉ thể hiện lòng biết ơn bậc sinh thành mà còn là dịp để chúng ta thực hành đức tri ân, báo ân, đề cao tình yêu quê hương, đất nước".
Đại đức Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa
Đây không chỉ là dịp để báo hiếu, báo ân cội nguồn, mà nhắc nhở chúng ta sống chậm lại, tạm gác lại những xô bồ, hối hả trong cuộc sống, dành thời gian để suy ngẫm, hành động và yêu thương cha mẹ nhiều hơn, để mỗi ngày đều là ngày Vu Lan báo hiếu.
Ngành du lịch hưởng lợi sau 1 năm nới rộng chính sách visa
Từ ngày 15/8/2023, Việt Nam đã nới lỏng chính sách thị thực dành cho du khách quốc tế với thời hạn thị thực điện tử từ 30 ngày nâng lên 90 ngày với số lần nhập cảnh, xuất cảnh không giới hạn. Công dân 13 nước được Việt Nam miễn thị thực sẽ tăng thời gian tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày. Qua một năm triển khai, chính sách visa đã thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng ngành du lịch của Việt Nam.
Lễ hội đua thuyền truyền thống ở Vĩnh Lộc
Hòa chung không khí chào mừng kỷ niệm Quốc khánh 2/9 của người dân cả nước, ngày 2/9, xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, con em xa quê và du khách.
Các khu du lịch biển thu hút đông khách dịp lễ
Trong dịp nghỉ lễ này, thời tiết nắng nhẹ, khá thuận lợi cho các hoạt động vui chơi giải trí tại các khu du lịch. Các khu du lịch biển vẫn là điểm đến thu hút đông đảo du khách.
Sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, các địa phương trên địa bàn huyện Thạch Thành đồng loạt tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, trải nghiệm.
Kỷ niệm 15 năm ngày truyền thống Âm nhạc Việt Nam
Sáng ngày 1/9, Ban âm nhạc - Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa đã phối hợp với Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tại Thanh Hóa tổ chức chương trình ca nhạc “Khát vọng Xứ Thanh” kỷ niệm 15 năm ngày truyền thống âm nhạc Việt Nam (03/09/2010 - 03/09/2024).
Thanh Hóa: Các khu điểm du lịch thu hút khách
Hai ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, thời tiết khá thuận lợi nên hầu hết các khu, điểm du lịch trên địa bàn Thanh Hóa thu hút rất nhiều Nhân dân và du khách. Các khu điểm du lịch có các dịch vụ vui chơi, giải trí, lượng khách càng lớn hơn.
Triển lãm Mỹ thuật Bắc miền Trung - Điểm tham quan dịp nghỉ lễ 2/9
Triển lãm Mỹ thuật Khu vực IV, Bắc miền Trung lần thứ 29 đang diễn ra tại Trung tâm Triển lãm – Hội chợ - Quảng cáo, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa. Đây là một điểm đến trong dịp nghỉ lễ 2/9.
Phát huy vai trò của Nhân dân trong gìn giữ văn hóa truyền thống
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có trên 1 triệu cư dân sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có 600.000 người, gồm các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ mú… Những năm qua, việc bảo tồn truyền thống văn hóa tốt đẹp, quý giá của các dân tộc đã được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Vai trò của chính đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc tham gia bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình đã được phát huy.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật chào mừng 79 năm Cách mạng Tháng Tám
Tối 30/8, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ và trao giải cuộc thi sáng tác ca khúc về Thiệu Hoá
Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối ngày 30/8, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Thiệu Hóa 1930-2020” và tổng kết, trao giải cuộc thi sáng tác ca khúc về Thiệu Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.