ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Vua Hùng là biểu tượng, là nguồn sức mạnh của dân tộc ta

"Nói đến Vua Hùng là nói đến cội nguồn dân tộc, đến Tổ quốc. Vua Hùng là biểu tượng, là nguồn sức mạnh của dân tộc ta", GS.TS Ngô Đức Thịnh khẳng định.

02/04/2020 13:43

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch từ lâu đã trở thành ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam để tưởng nhớ công ơn các vị Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Cứ vào ngày này, người dân khắp nơi lại đổ về khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng ở thôn Cổ tích, xã Hy Cương, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để tham gia lễ giỗ Tổ.

 

Vua Hùng là biểu tượng, là nguồn sức mạnh của dân tộc ta - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Lễ rước kiệu trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương những năm trước. Ảnh: TL.

Năm nay, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nên lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức theo một quy mô nhỏ gọn. Theo đó, lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội nhưng vẫn đảm bảo trang nghiêm, thành kính, tiết kiệm và thực hiện nghiêm các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo kế hoạch mới điều chỉnh, kỳ lễ năm nay chỉ tổ chức 3 hoạt động lễ chính, gồm: Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ tổ chức vào ngày 29/3 (tức mùng 6 tháng 3 năm Canh Tý).

Lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương bắt đầu lúc 9 giờ ngày 2/4 (tức mùng 10 tháng 3 năm Canh Tý) tại đền Thượng. Thành phần tham gia được rút gọn khoảng 1-2 đại diện là lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ.

Năm nay, lễ dâng hương sẽ không tổ chức nghi thức đoàn rước kiệu từ sân hành lễ và không truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình nhằm tránh việc tập trung đông người.

Cùng với tổ chức các hoạt động phần lễ, tỉnh Phú Thọ sẽ đồng thời tổ chức khánh thành cầu đi bộ qua hồ Mai An Tiêm thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Phú Thọ yêu cầu Sở Y tế phối hợp với Khu di tích lịch sử Đền Hùng phun thuốc khử trùng tiêu độc; bố trí cán bộ đo thân nhiệt, cấp nước rửa tay sát khuẩn, phát khẩu trang cho đại biểu và nhân dân đến hành lễ tại khu di tích, đồng thời có phương án thu gom, xử lý khẩu trang sau sử dụng theo quy định. Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự tại Khu di tích và khu vực vùng ven.

Năm nay, trước yêu cầu cách ly toàn xã hội, hoạt động trọng tâm trong ngày giỗ Tổ là dâng mâm cơm lễ tại các gia đình tỉnh Phú Thọ. Mâm cơm cúng giỗ tổ không thể thiếu bánh chưng, bánh giầy và cơm tẻ đều gắn với biểu trưng sinh sôi nảy nở của thời đại Hùng Vương.

Theo chỉ đạo của Ban Tổ chức, các lực lượng chức năng làm việc tại Khu Di tích chủ động nhắc nhở du khách đeo khẩu trang khi về dâng hương tại Đền Hùng. Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng cũng chuẩn bị đầy đủ khẩu trang, nước sát khuẩn phát miễn phí cho du khách. Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ soạn tài liệu tuyên truyền về ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, lễ giỗ Tổ Hùng Vương đăng trên các phương tiện, gửi về các địa phương để người dân dù không tham gia nhưng vẫn thêm hiểu về nguồn cội. 

 

Vua Hùng là biểu tượng, là nguồn sức mạnh của dân tộc ta - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 1905. Ảnh: TL.

Ngày 6/12/2012, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó.

Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ra đời là do kết hợp giữa đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tục thờ cúng tổ tiên ở các gia tộc, dòng họ và nhu cầu về điểm tựa về tinh thần của một quốc gia phong kiến sau thời kỳ dài Bắc thuộc. Qua đó thể hiện biểu tượng cội nguồn dân tộc. Từ đó, tạo nên sức mạnh vượt lên trên tất cả, đến mức triều đại nào cũng thực hành, vun đắp cho biểu tượng cội nguồn đó. Đây là một tư tưởng, triết lý, minh triết vượt lên trên sự khác biệt triều đại và thời đại.

“Tổ chức UNESCO cho rằng, con người Việt Nam ở tầm quốc gia dân tộc nhưng họ vẫn nghĩ mình sinh ra từ một cội nguồn nên hàng năm họ đều hướng về người sinh thành ra mình, thể hiện một tư tưởng rất nhân bản. Còn tôi thì nghĩ rằng, phải chăng đó là biểu tượng đoàn kết dân tộc. Là một hệ thống ý thức hệ gồm đất nước dân tộc và đoàn kết.

Đó là một tư tưởng mà sau này Bác Hồ đã đúc kết lại. “Các Vua Hùng đã có công dựng nước/Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Nói đến Vua Hùng là nói đến cội nguồn dân tộc, đến Tổ quốc. Vua Hùng là biểu tượng, là nguồn sức mạnh của dân tộc ta”.

Theo bà Lê Thoa - Trưởng phòng Quản lý di sản văn hoá (Sở VHTT&DL) tỉnh Phú Thọ thì trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có có 345 di tích, phế tích gắn liền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Trong đó, khu di tích lịch sử Đền Hùng được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt, 37 di tích quốc gia, 135 di tích cấp tỉnh, 269 di tích đang thờ tự, 76 phế tích.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã phối hợp với Viện nghiên cứu Hán Nôm điều tra, nghiên cứu nguồn thư tịch Hán Nôm như: Sắc phong, ngọc phả, thần tích, văn bia... tại các di tích thờ Hùng Vương, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn 10 tỉnh phía Bắc; nghiên cứu, sưu tầm, lập thư mục thống kê và phiên âm, dịch nghĩa được 410 bản thần tích liên quan đến Hùng Vương, vợ con, tướng lĩnh thời Hùng Vương.

Nếu như trước kia, thành phần tham gia sinh hoạt Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chủ yếu là lứa tuổi cao niên thì từ khi tín ngưỡng này được UNESCO ghi danh, thành phần tham gia thực hành không chỉ dừng ở Hội người cao tuổi mà còn mở rộng đến lực lượng thanh niên, trai tráng trong làng, thôn.

Hà Tùng Long/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Phát huy giá trị văn hóa trong phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa trong phát triển du lịch

09:28 , 04/05/2024

Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử với số lượng lớn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ. Đây là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để các ngành, các địa phương khai thác, phát huy giá trị trong phát triển du lịch.

VTV8 công bố thông tin các sự kiện văn hoá, nghệ thuật, thể thao tại Thanh Hóa

VTV8 công bố thông tin các sự kiện văn hoá, nghệ thuật, thể thao tại Thanh Hóa

20:44 , 03/05/2024

Chiều 3/5, tại thành phố biển Sầm Sơn, Trung tâm truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung – Tây Nguyên VTV8 đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức lễ công bố thông tin các sự kiện văn hoá, nghệ thuật, thể thao đặc sắc sẽ được diễn ra tại Thanh Hoá trong tháng 5 này.

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

18:02 , 03/05/2024

Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, tỉnh Thanh Hóa phục vụ khoảng 1,52 triệu lượt khách, tăng 27,2%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.805 tỷ đồng, tăng 32,8%, là địa phương đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ vừa qua.

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

10:30 , 03/05/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43 năm 2024, quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Kỷ niệm 599 năm ngày mất của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần

Kỷ niệm 599 năm ngày mất của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần

23:18 , 02/05/2024

Sáng ngày 2/5, xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân đã tổ chức Lễ hội Đền thờ Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần năm 2024, kỷ niệm 599 năm ngày mất của bà (24/3 Ất Tỵ 1425 - 24/3 Giáp Thìn 2024).

Thanh Hóa đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hóa đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5

21:20 , 02/05/2024

Trong 5 ngày nghỉ Lễ 30/4 - 01/5 (từ 27/4 đến 01/5/2024), ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8,0 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.

Thanh Hóa đón 1,5 triệu lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5

Thanh Hóa đón 1,5 triệu lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5

18:00 , 01/05/2024

Theo thông tin của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ từ 27/4 đến 01/5, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón tăng trưởng kỷ lục, vượt mục tiêu đề ra của địa phương với khoảng trên 1,5 triệu lượt khách, tăng 27,3% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ năm 2023; tổng thu du lịch đạt trên 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng 32,8% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ năm 2023.

Sức hút từ "Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An"

Sức hút từ "Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An"

14:00 , 01/05/2024

Diễn ra từ ngày 26/4 đến 01/5, Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An" năm 2024 đã thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân và du khách.

Gia tăng lượng khách du lịch tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Gia tăng lượng khách du lịch tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

20:16 , 30/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 5 ngày, tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, lượng khách du lịch tăng cao đột biến. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị trước về cơ sở vật chất, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác nên hoạt động dịch vụ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Chiếu cói Quảng Xương

Chiếu cói Quảng Xương

10:28 , 30/04/2024

Thanh Hoá là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, trong đó đặc biệt có nghề dệt chiếu cói. Và nhắc đến chiếu cói, bên cạnh những địa phương như Nông Cống, Nga Sơn thì Quảng Xương cũng là một miền quê có sản lượng lớn chiếu cói lớn được xuất khẩu. Từ lâu, những đôi chiếu Quảng Xương đã đi muôn nơi và trở thành vật biểu trưng cho niềm hạnh phúc lứa đôi.