"Vua nước mắm, tương ớt" Masan đang phải đối mặt rủi ro nhiễm bẩn
Masan Consumer thừa nhận đang phải đối mặt với rủi ro xảy ra tình trạng nhiễm bẩn sản phẩm, và bất kỳ vụ nhiễm bẩn nào như vậy sẽ khiến công ty này có nguy cơ bị khiếu nại về trách nhiệm đối với sản phẩm.
Tiếp tục dẫn đầu ngành hàng gia vị
Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2018 cho hay, trong năm vừa rồi, công ty này vẫn tiếp tục dẫn đầu ngành gồm nước mắm, nước tương và tương ớt.
![]() |
Trong năm 2018, ngành hàng gia vị của Masan đạt tăng trưởng cao nhờ tăng trưởng sản lượng của các thương hiệu chủ chốt và những phát kiến sản phẩm cao cấp mới.
Doanh thu thuần năm 2018 của ngành hàng gia vị tăng 35% lên 6.958 tỷ đồng từ mức 5.159 tỷ đồng trong năm 2017. Các thương hiệu chủ chốt như Chin-Su và Nam Ngư tiếp tục đạt danh thu cao do sản lượng tăng 26% và là trụ cột chính thúc đẩy doanh thu cho ngành gia vị.
Masan tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm cao cấp, trong đó các sản phẩm này đóng góp khoảng 10% doanh thu thuần của ngành hàng trong năm 2018. Chiến lược cao cấp hóa tiếp tục chứng tỏ hiệu quả khi việc đưa ra các sản phẩm cao cấp giúp tăng giá bán bình quân toàn ngành gia vị của doanh nghiệp này trong năm 2018 tăng lên khoảng 7% so với năm 2017.
Theo đánh giá của Masan Consumer, trong số các mặt hàng đa dạng trong ngành hàng gia vị, nước sốt và nước sốt salad, nước mắm được xem là linh hồn của ẩm thực Việt.
Dẫn nghiên cứu của Kantar Worldpanel, Masan cho biết, có khoảng 97% gia đình Việt Nam trong khu vực đô thị sử dụng nước mắm trong những bữa ăn hằng ngày. Dù quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng người tiêu dùng chủ yếu mua nước mắm tại những kênh truyền thống như các cửa hiệu tạp hóa nhỏ lẻ và các ki-ốt trong chợ.
Masan Consumer đang là chủ sở hữu của các thương hiệu nước mắm/nước chấm như Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử. Công ty liên kết của Masan Consumer là Công ty CP Thực phẩm Cholimex, được Masan mua lại tỷ lệ cổ phần đáng kể vào cuối năm 2014, cũng có các thương hiệu nước chấm và gia vị nổi tiếng hiện diện phổ biến tại các kênh hàng quán.
“Ông lớn” hàng tiêu dùng này hiện đang là một trong số ít các công ty ở Việt Nam sở hữu hệ thống phân phối cho cả ngành thực phẩm lẫn đồ uống. Masan đã phát triển các điểm bán lẻ lên đến gần 180.000 cho sản phẩm thực phẩm và 160.000 cho sản phẩm đồ uống với gần 3.000 nhân viên bán hàng.
Khó tránh khỏi rủi ro nhiễm bẩn sản phẩm
Tuy nhiên, tại báo cáo thường niên, lãnh đạo Masan Consumer thừa nhận đang phải đối mặt với rủi ro xảy ra tình trạng nhiễm bẩn sản phẩm và bất kỳ vụ nhiễm bẩn nào như vậy sẽ khiến công ty này có nguy cơ bị khiếu nại về trách nhiệm đối với sản phẩm.
Phía Masan cho biết, nhiễm bẩn là một rủi ro vốn có trong ngành thực phẩm và đồ uống. “Mặc dù chúng tôi đã nỗ lực hết sức, bao gồm cả việc kiểm tra thường xuyên tại nhà máy sản xuất và kiểm tra thường xuyên nguyên vật liệu, chúng tôi không thể hoàn toàn loại trừ nguy cơ nhiễm bẩn” – trích báo cáo của Masan Consumer.
Báo cáo cho hay, “không phải tất cả các quá trình xử lý của chúng tôi hoàn toàn tự động, do đó làm tăng nguy cơ lỗi của con người, và do đó cũng có khả năng tăng nguy cơ ô nhiễm. Do vậy, chúng tôi có thể bị khiếu nại liên quan đến tình trạng nhiễm bẩn sản phẩm và có thể phải thu hồi sản phẩm hoặc rút khỏi thị trường, điều đó có thể ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và triển vọng của chúng tôi”.
Bên cạnh đó, Masan Consumer cũng nhìn nhận, “mặc dù không có chính sách trách nhiệm sản phẩm được công nhận tại Việt Nam, chúng tôi không thể đảm bảo rằng chúng tôi sẽ không phải đối mặt với khiếu nại hoặc kiện tụng về sự an toàn và chất lượng của các sản phẩm của chúng tôi”.
Mới đây, tại Nhật Bản, chính quyền thành phố Osaka đã ra thông báo về việc thu hồi toàn bộ 18.168 chai tương ớt nhập khẩu từ Việt Nam có nhãn hiệu Chin-Su của Masan Consumer.
Trong văn bản phản hồi sau đó, Masan cho biết, tất cả các sản phẩm của Masan Consumer sản xuất và phân phối đều tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và nước nhập khẩu về an toàn thực phẩm, bao gồm cả các quy định về ghi nhãn, thành phần và sử dụng phụ gia. Hiện Masan chỉ chính thức xuất khẩu trực tiếp sản phẩm tương ớt Chin-Su sang các thị trường Mỹ, Canada, Úc, Nga, Cộng hoà Séc, Trung Quốc, Đài Loan.
Mai Chi/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giá vàng vượt 120 triệu đồng/lượng
Giá vàng miếng SJC bán ra đạt trên 120 triệu đồng một lượng, cao nhất kể từ ngày 14/6/2025 cho đến nay.

Bản tin Tài chính - Thị trường 30/6/2025
Bản tin Tài chính - Thị trường 30/6/2025 có những nội dung chính sau: - Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực - Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống -Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững nhờ minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng.

Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc
Thị trường Hàn Quốc được đánh giá là có nhiều tiềm năng cho xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Thanh Hoá nói riêng. Do đó, nhiều doanh nghiệp đang tập trung khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.

Bản tin Tài chính - Thị trường 27/6/2025
Bản tin Tài chính - Thị trường 27/6/2025 có những nội dung chính sau: - 86% doanh nghiệp bày tỏ mối quan ngại về những tác động tiêu cực từ các chính sách thuế quan của Mỹ đối với hoạt động kinh doanh. - Tỉnh Thanh Hoá quyết liệt triển khai các giải pháp chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại - Các doanh nghiệp Thanh Hoá xúc tiến khai thác, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc

Giá xăng dầu dự báo tiếp tục tăng, nguồn cung vẫn được đảm bảo
Dự báo giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng theo đà thế giới. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước hiện vẫn được đảm bảo, không xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Mở rộng thị trường tiêu thụ vải Ngọc Hồ Gươm Thanh Hóa
Thời điểm này, cây vải Ngọc Hồ Gươm, còn gọi là vải không hạt được trồng tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đang cho thu hoạch. Ngoài xuất khẩu đi Nhật Bản, vương quốc Anh, năm nay, quả vải Ngọc còn được tiêu thụ tại nhiều thị trường mới, như: Mỹ, Tây Ban Nha, Hồng Kông…

Hộ kinh doanh đóng cửa để né tránh kiểm tra hàng giả, hàng nhái
Từ ngày 15/5 - 16/6, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã đồng loạt kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại. Thực tế có ghi nhận tình trạng nhiều cửa hàng, hộ kinh doanh trên các tuyến phố, chợ đầu mối đóng cửa hàng hoặc kinh doanh cầm chừng. Các cửa hàng này chủ yếu kinh doanh thực phẩm, thực phẩm chức năng, bánh kẹo và đồ gia dụng.

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về giảm thuế VAT áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế 10% từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Theo đó, các ngành nghề, lĩnh vực như kinh doanh vận chuyển, logistic, hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin thuộc đối tượng được giảm thuế VAT.

Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường triển vọng
Thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa đối diện với nhiều khó khăn, nhất là trước làn sóng thuế quan đang lan rộng trên toàn cầu. Để giữ vững thị trường, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã linh hoạt ứng phó với hàng rào thuế quan, gia tăng các hoạt động xuất khẩu sang các thị trường triển vọng.

Từ 1/7, sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Kể từ ngày 1/7/2025, khi thực hiện kê khai thuế, người nộp thuế sẽ ghi số định danh cá nhân vào chỉ tiêu "Mã số thuế" trên các hồ sơ, chứng từ như tờ khai thuế, giấy nộp tiền, hóa đơn, hồ sơ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và các loại giấy tờ có yêu cầu kê khai mã số thuế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.