Đường dây nóng: 0237 3721150

Vượt Nhật Bản và Anh, Việt Nam lọt top 10 thế giới về ứng dụng IPv6

Báo cáo của Trung tâm Thông tin mạng Châu Á - Thái Bình Dương (APNIC) cho thấy, Việt Nam hiện nằm trong top 5 Châu Á và đứng thứ 2 khu vực ASEAN về mức độ triển khai ứng dụng IPv6.

21/11/2019 22:53

Sáng 21/11, tại Hà Nội đã diễn ra phiên khai mạc Hội thảo về ứng dụng IPv6 trong kiến trúc đô thị thông minh cho khu vực ASEAN. Đây là hội thảo do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC - Bộ TT&TT) tổ chức nhằm tăng cường, vai trò và hình ảnh của Việt Nam trong việc thúc đẩy tài nguyên Internet. 

Ở thời điểm hiện tại, các nước ASEAN đã triển khai IPv6 nhưng ở các cấp độ khác nhau, do đó việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các quốc gia là rất cần thiết. Hội thảo cũng là dịp để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong việc triển khai ứng dụng IPv6 giữa các nước thành viên ASEAN.

Vượt Nhật Bản và Anh, Việt Nam lọt top 10 thế giới về ứng dụng IPv6
Hội thảo về ứng dụng IPv6 trong kiến trúc đô thị thông minh cho khu vực ASEAN. Ảnh: Trọng Đạt

Là giải pháp không thể không thực hiện để giải quyết vấn đề cạn kiệt và thiếu hụt địa chỉ IP và phát triển bền vững của mạng Internet, IPv6 được Bộ TT&TT (trước đó là Bộ Bưu chính Viễn thông) đưa vào nghiên cứu triển khai từ rất sớm. Hiện tại, cả IPv4 và IPv6 tại Việt Nam đều song song tồn tại và hoạt động ổn định tại Việt Nam.

Theo ông George Kuo, Giám đốc dịch vụ Trung tâm Thông tin mạng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APNIC), Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá cao về việc triển khai IPv6.

Báo cáo của Trung tâm Thông tin mạng Châu Á - Thái Bình Dương (APNIC) cho thấy, Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 10 trên thế giới về mức độ triển khai ứng dụng IPv6, chiếm khoảng 38,48%. 

Vượt Nhật Bản và Anh, Việt Nam lọt top 10 thế giới về ứng dụng IPv6
Theo đánh giá của APNIC, Việt Nam hiện xếp thứ 10 thế giới về việc triển khai ứng dụng IPv6.

Ở bình diện thế giới, Mayotte (một tỉnh thuộc Pháp), Bỉ và Mỹ đang là những quốc gia (vùng lãnh thổ) dẫn đầu về mức độ triển khai IPv6. Tại khu vực Châu Á, mức độ triển khai IPv6 của Việt Nam hiện đứng thứ 4, chỉ xếp sau Ấn Độ, Malaysia và Đài Loan. 

Đáng chú ý khi mức độ triển khai ứng dụng IPv6 tại Việt Nam đã bỏ xa nhiều quốc gia có trình độ CNTT phát triển như Pháp (thứ 11), Nhật Bản (thứ 14) hay Vương quốc Anh (thứ 20).

Việt Nam và Malaysia hiện là hai nước đi đầu trong triển khai IPv6 tại khu vực ASEAN. Việt Nam hiện có khoảng 64,5 triệu người sử dụng Internet, trong đó khoảng 20 triệu người sử dụng kết nối IPv6.

Vượt Nhật Bản và Anh, Việt Nam lọt top 10 thế giới về ứng dụng IPv6
Biểu đồ cho thấy mức độ tăng trưởng ứng dụng IPv6 tại Việt Nam. Nguồn: APNIC
Vượt Nhật Bản và Anh, Việt Nam lọt top 10 thế giới về ứng dụng IPv6
Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Malaysia (xanh lá cây) đang là những quốc gia dẫn đầu về triển khai ứng dụng IPv6. Thái Lan (xanh lá mạ) và Myanmar (da cam) có mức độ triển khai IPv6 tiệm cận nhóm dẫn đầu. Trong khi đó, các quốc gia khác (màu đỏ) đang bị bỏ lại ở phía sau. Nguồn: APNIC

Theo ông Nguyễn Hồng Thắng - Phó Trưởng Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, kế hoạch triển khai IPv6 của Việt Nam được thực hiện theo 3 giai đoạn. Bao gồm Giai đoạn chuẩn bị (2011 - 2012), Giai đoạn triển khai (2013 – 2015) và Giai đoạn chuyển đổi (2016 - 2019). Sau gần 10 năm triển khai, Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 của Việt Nam sẽ kết thúc vào cuối năm nay.

Vượt Nhật Bản và Anh, Việt Nam lọt top 10 thế giới về ứng dụng IPv6
Ông Nguyễn Hồng Thắng - Phó Trưởng Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia (Viet Nam IPv6 Task Force). Ảnh: Trọng Đạt

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Hồng Thắng cho biết, Việt Nam thành công trong chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 là nhờ có nhiều chính sách hỗ trợ về thuế, bên cạnh đó là những yêu cầu về việc các thiết bị Internet, các cổng thông tin điện tử, các hệ thống CNTT phục vụ chính phủ điện tử bắt buộc phải chuyển đổi và tương thích với IPv6. Công tác đào tạo, tập huấn và truyền thông được tổ chức đồng bộ cũng là một trong những lý do thúc đẩy sự phát triển của IPv6 tại Việt Nam. 

Dù Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 đã chuẩn bị kết thúc, tuy vậy trong thời tới, Việt Nam vẫn sẽ thúc đẩy việc triển khai IPv6 đối với hệ thống CNTT của các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, sử dụng IPV6 cũng sẽ là trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với việc triển khai 5G, IoT và đô thị thông.

Theo Vietnamnet


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

15:39 , 16/07/2025

Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Ứng dụng công nghệ trong giữ gìn phát huy các tư liệu hiện vật lịch sử

Ứng dụng công nghệ trong giữ gìn phát huy các tư liệu hiện vật lịch sử

14:20 , 15/07/2025

Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ hơn 30 nghìn tư liệu, hiện vật chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của Thanh Hóa nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lưu giữ đang góp phần quan trọng vào phát huy giá trị của tư liệu, hiện vật.

Điện lực Thanh Hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý điện

Điện lực Thanh Hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý điện

08:06 , 15/07/2025

Thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 11/1/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện chuyển đổi số, Công ty Điện lực Thanh Hoá đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm đưa hoạt động quản lý điện và các dịch vụ điện trở nên thông minh, hiệu quả và tiện ích hơn. Thực tế qua gần 5 năm triển khai, những thành công trong chuyển đổi số không chỉ mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cho ngành điện mà còn giúp nâng cao chất lượng phục vụ, nhận được sự hài lòng, ủng hộ của khách hàng.

Giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi

Giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi

08:00 , 15/07/2025

Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu (Trung tâm Dữ liệu quốc gia) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi.

Phần lớn đồng hồ thông minh có thể đang đo chỉ số calo sai lệch

Phần lớn đồng hồ thông minh có thể đang đo chỉ số calo sai lệch

08:09 , 14/07/2025

Theo kết quả thử nghiệm mức độ chính xác của một số đồng hồ thông minh của Phòng thí nghiệm My Vital Metrics (Vương quốc Anh), phần lớn đồng hồ thông minh chỉ đang dùng thuật toán để dự đoán, chứ không thực sự đo lường chính xác các chỉ số cơ thể.

Ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về dữ liệu

Ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về dữ liệu

16:03 , 11/07/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 169/2025 quy định hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam

09:05 , 11/07/2025

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam, có địa chỉ trực tuyến tại https://techmartvietnam.vn, thực hiện vai trò kết nối giữa nghiên cứu, sản xuất và thị trường.

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc

08:08 , 11/07/2025

Công ty TNHH Công nghệ Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm quý II/2025, đề cập mối quan tâm của người dùng Việt Nam trên không gian mạng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng

18:11 , 09/07/2025

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật được xem là một đòi hỏi để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cây trồng. Chính vì thế, những năm qua, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI

16:18 , 09/07/2025

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, có khoảng 100 chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI. Đây là bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo trở thành động lực cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa đất nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.