WHO: 99% dân số trên thế giới đang hít thở bầu không khí ô nhiễm
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra kết luận, hiện 99% người dân trên thế giới đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm. Được biết, ô nhiễm không khí là mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người và gây ra 7 triệu ca tử vong sớm hàng năm.

Ảnh minh hoạ
Bà Sheila Aggarwal-Khan, Giám đốc Bộ phận Kinh tế của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), cho biết ô nhiễm không khí là vấn nạn "không biên giới" và tác động đến tất cả chúng ta. Trong đó, những người sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình phải hứng chịu phần lớn hậu quả. Bà Sheila cho hay: "Biện pháp duy nhất để giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe và nền kinh tế là chung tay hành động, bao gồm tăng cường hợp tác quốc tế; thu thập, chia sẻ dữ liệu và nghiên cứu nâng cao nhận thức cộng đồng".
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới Năm 2021, thế giới đã chi 8,1 nghìn tỷ USD cho vấn đề chăm sóc sức khỏe do ô nhiễm không khí, tương đương với 6,1% GDP toàn cầu. Một số nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí bao gồm khí thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch để cung cấp năng lượng và vận tải, đốt các nhiên liệu truyền thống để đun nấu trong gia đình, cũng như đốt nông sản và chất thải.
WHO cho biết, trên toàn thế giới, 2,4 tỷ người đang phải đối mặt với mức độ ô nhiễm không khí ở mức nguy hiểm, 3,8 triệu người đã tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí trong hộ gia đình. Phụ nữ và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Gần một nửa số ca tử vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng là do ô nhiễm không khí gia đình. Bà Sheila Aggarwal-Khan, Giám đốc Bộ phận Kinh tế của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), cho biết ô nhiễm không khí là vấn nạn "không biên giới" và tác động đến tất cả chúng ta. Trong đó, những người sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình phải hứng chịu phần lớn hậu quả. Bà Sheila cho hay: "Biện pháp duy nhất để giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe và nền kinh tế là chung tay hành động, bao gồm tăng cường hợp tác quốc tế; thu thập, chia sẻ dữ liệu và nghiên cứu nâng cao nhận thức cộng đồng".
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới Năm 2021, thế giới đã chi 8,1 nghìn tỷ USD cho vấn đề chăm sóc sức khỏe do ô nhiễm không khí, tương đương với 6,1% GDP toàn cầu. Một số nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí bao gồm khí thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch để cung cấp năng lượng và vận tải, đốt các nhiên liệu truyền thống để đun nấu trong gia đình, cũng như đốt nông sản và chất thải.
WHO cho biết, trên toàn thế giới, 2,4 tỷ người đang phải đối mặt với mức độ ô nhiễm không khí ở mức nguy hiểm, 3,8 triệu người đã tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí trong hộ gia đình. Phụ nữ và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Gần một nửa số ca tử vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng là do ô nhiễm không khí gia đình.

Nga nêu điều kiện bình thường hóa quan hệ với Mỹ
Ngày 13.8, ông Aleksandr Darchiev - người đứng đầu Vụ Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao Nga nêu điều kiện để khắc phục quan hệ song phương với Mỹ.

Mỹ phân bổ thêm 150 triệu USD hỗ trợ người dân Afghanistan
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 13/8 cho biết nước này sẽ phân bổ thêm 150 triệu USD để hỗ trợ trẻ em và phụ nữ Afghanistan, đồng thời giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực ở quốc gia Tây Nam Á.

WHO đặt tên mới cho các chủng virus gây bệnh đậu mùa khỉ
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 12/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã đặt lại tên các chủng virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang lưu hành hiện nay, theo đó sử dụng chữ số La mã thay vì khu vực địa lý. Quyết định nhằm tránh bất cứ hàm ý xúc phạm văn hóa hoặc xã hội nào liên quan dịch bệnh đang bùng phát trên thế giới này.

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật Khí hậu, Thuế và Chăm sóc sức khỏe
Ngày 12/8, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật Khí hậu, Thuế và Chăm sóc sức khỏe do Nhà Trắng đề xuất. Như vậy, tới nay cả hai viện Quốc hội Mỹ đều đã thông qua dự luật này.

Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra các kịch bản đối với nền kinh tế
Ngân hàng Trung ương Nga ngày 12.8 đã trình bày báo cáo "Những định hướng chính của chính sách tiền tệ nhà nước thống nhất giai đoạn 2023 - 2025", trong đó mô tả ba kịch bản có thể xảy ra đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đó là: cơ bản, thích ứng và khủng hoảng.

Vụ cháy kho dầu lớn nhất Cuba đã được dập tắt
Chính phủ Cuba ngày 12/8 tuyên bố đã dập tắt vụ hỏa hoạn tại kho chứa nhiên liệu bên Vịnh Matanzas, thảm họa công nghiệp kinh hoàng nhất trong lịch sử đảo quốc Caribe này.

Các bãi rác là nguồn 'siêu phát thải' khí methane độc hại
Các bãi rác đang phát thải nhiều khí methane độc hại hơn so với tính toán trước đây của giới khoa học. Đây là kết luận được rút ra từ nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Science Advances. Nghiên cứu dược tiến hành nhằm hỗ trợ nỗ lực của các chính phủ trong việc hạn chế sự ấm lên toàn cầu, thông qua cách xác định các vấn đề lớn nhất cần được chú trọng.

EU chỉ trích chương trình hỗ trợ tín dụng thuế của Mỹ dành cho xe điện
Liên minh châu Âu (EU) ngày 11/8 bày tỏ "lo ngại sâu sắc" trước chương trình hỗ trợ tín dụng thuế của Mỹ dành cho xe điện, cho rằng chương trình này mang tính "phân biệt đối xử" với các hãng sản xuất xe châu Âu.

Lạm phát ở Bồ Đào Nha chạm mức đỉnh 30 năm
Viện Thống kê Quốc gia Bồ Đào Nha ngày 11.8 công bố dữ liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở nước này trong tháng 7 đã tăng lên đến 9,1%, mức cao nhất kể từ tháng 11/1992.

Mỹ quan ngại tuyên bố cứng rắn của Triều Tiên về chương trình hạt nhân
Phát biểu báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel ngày 11/8 cho biết Washington đang chuẩn bị cho tất cả các tình huống vào thời điểm có các dấu hiệu về một vụ thử hạt nhân tiềm tàng của Triều Tiên, nhưng quan ngại "những lời lẽ mạnh mẽ" của Bình Nhưỡng xung quanh chương trình hạt nhân của nước này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.