WHO: Tỷ lệ kháng kháng sinh gia tăng trong đại dịch COVID-19
Tình trạng kháng thuốc gia tăng ở vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng máu đã được ghi nhận trong năm đầu tiên bùng phát đại dịch COVID-19. Thông tin này đã được đưa ra trong báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổng hợp từ 87 nước vào năm 2020.

Ảnh minh họa.
Thực tế cho thấy, tình trạng sử dụng quá liều và việc lạm dụng thuốc kháng sinh đã khiến nhiều loại vi khuẩn kháng lại nhiều biện pháp điều trị, trong khi các phương pháp điều trị thay thế hiện đang được phát triển lại ít đến báo động.
Trong báo cáo của WHO, các tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến việc ghi nhận mức độ cao (50%) tình trạng kháng thuốc được ghi nhận ở vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng máu nguy hiểm đe dọa tính mạng con người như khuẩn Klebsiella pneumoniae và khuẩn Acinetobacter. Những người nhiễm khuẩn này thường cần điều trị bằng loại kháng sinh dự phòng cuối cùng khi tất cả các loại thuốc kháng sinh khác đều vô hiệu. Đáng lo ngại, báo cáo của WHO cho biết có 8% trường hợp nhiễm trùng máu do khuẩn Klebsiella gặp tình trạng kháng thuốc với nhóm kháng sinh dự phòng cuối cùng carbapenems.
Cùng ngày, Cơ quan y tế Pháp khuyến cáo không nên sử dụng vaccine COVID-19 VLA2001 của Valneva trong chiến lược tiêm chủng mở rộng ở quốc gia này. Tuy nhiên, khuyến cáo của Cơ quan y tế công cộng Haute Autorite de Sante không bao gồm việc sử dụng vaccine COVID-19 VLA2001 của Valneva trong chiến dịch tiêm chủng liều cơ bản hiện nay.
Liên quan đến tình hình COVID-19, Tại Trung Quốc, sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng dịch cơ bản, Trung Quốc đang chuyển trọng tâm sang đảm bảo cung ứng đủ vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19 và củng cố hệ thống y tế quốc gia đề phòng nguy cơ quá tải bệnh nhân COVID-19.
Trong thông báo mới, Bộ Giao thông Trung Quốc cho biết, sẽ tận dụng mọi nỗ lực để đảm bảo vận chuyển vật tư y tế thông suốt. Nhu cầu thuốc ho, thuốc cảm cúm và khẩu trang tại Trung Quốc đang ở mức cao. Để tránh tình trạng các sản phẩm y tế liên quan tới dịch COVID-19 bị thổi giá, Cơ quan Quản lý thị trường quốc gia Trung Quốc đã ban hành các hướng dẫn quản lý hoạt động bán thuốc, khẩu trang, các bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh…, đồng thời khuyến cáo các doanh nghiệp không trục lợi trong thời gian đại dịch hoành hành.
Một số nhà phân tích dự báo, Trung Quốc có thể mở cửa trở lại nền kinh tế và dỡ bỏ kiểm soát biên giới sớm hơn dự kiến vào năm tới, thậm chí mở cửa hoàn toàn vào mùa xuân năm 2023.
Ở chiều ngược lại, Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên ngày 10/12 đã gọi chiến thắng đại dịch Covid-19 là thành tựu lớn nhất của nước này trong năm 2022. Tờ Rodong Sinmun ca ngợi chính sách kiểm dịch "kịp thời và khoa học" của nhà lãnh đạo Kim Jong Un khi nhấn mạnh, với tầm nhìn xa và quyết tâm mạnh mẽ, ông Kim đã xây dựng hàng rào cách ly cho đất nước bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt kể từ khi đợt bùng phát đầu tiên của loại virus độc hại này.
Trước đó, hồi tháng 8, ông Kim khẳng định Triều Tiên đã chiến thắng Covid-19 và ra lệnh dỡ bỏ các biện pháp "chống dịch khẩn cấp", tuyên bố chấm dứt đại dịch 3 tháng sau khi công bố ca nhiễm đầu tiên. Mặc dù, tuyên bố chiến thắng Covid-19, tuy nhiên hiện Triều Tiên vẫn nằm trong số ít quốc gia chưa mở cửa biên giới với các nước.

EU công bố gói đầu tư trị giá 1,3 tỷ euro nhằm củng cố chủ quyền công nghệ và AI
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 29/3 đã công bố gói đầu tư trị giá 1,3 tỷ euro, nhằm củng cố chủ quyền công nghệ và thúc đẩy việc triển khai các công nghệ chiến lược, mang tính then chốt cho tương lai. Khoản đầu tư này nằm trong khuôn khổ chương trình Châu Âu Kỹ thuật số (DIGITAL) giai đoạn 2025-2027, vừa được thông qua.

8 năm sau ngày Anh bắt đầu tiến trình Brexit
Cách đây 8 năm, vào ngày 29/3/2017, nước Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử EU, một quốc gia thành viên quyết định “ra đi”.

Hàn Quốc đẩy mạnh nỗ lực ứng phó cháy rừng nghiêm trọng
Ngày 27/3, Hàn Quốc tiếp tục huy động các lực lượng tham gia không chế những vụ cháy rừng nghiêm trọng tại tỉnh Bắc Gyeongsang, trong bối cảnh dự báo sẽ có mưa nhỏ trên toàn khu vực.

Tổng thư ký NATO: Mỹ và châu Âu không đơn phương hành động
Ngày 26/3 Phát biểu tại Trường Kinh tế Warsaw khi đang ở thăm Ba Lan, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte nhấn mạnh, Mỹ cần các nước châu Âu tăng cường vấn đề an ninh và liên minh phải trở nên công bằng hơn.

Bank of America nâng dự báo giá vàng năm 2025 và 2026 lên 3.063 USD/ounce và 3.350 USD/ounce
Trong một báo cáo công bố ngày 26/3, Ngân hàng Bank of America đã tăng dự báo giá vàng trung bình cho năm 2025 và 2026, đồng thời nhấn mạnh sự bất ổn từ các chính sách thương mại của Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng trong ngắn hạn.

Liên hiệp quốc: Israel nối lại các hoạt động quân sự, 142.000 người ở Gaza phải di dời trong một tuần
Liên hiệp quốc ngày 26/3 cho biết, việc Israel nối lại các hoạt động quân sự ở Dải Gaza đã khiến 142.000 người phải di dời chỉ trong bảy ngày. Cơ quan này đồng thời tiếp tục đưa ra cảnh báo về tình trạng cạn kiệt nguồn viện trợ nhân đạo.

Sudan: Tổng tư lệnh quân đội tuyên bố giải phóng thủ đô Khartoum khỏi RSF
Ngày 26/3, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) tướng Abdel Fattah al-Burhan đã đến Phủ Tổng thống ở thủ đô Khartoum và chính thức tuyên bố thủ đô đã được giải phóng khỏi Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự. Đây được xem như một thắng lợi quân sự lớn, mặc dù cuộc chiến tranh tổng thể vẫn chưa kết thúc tại quốc gia châu Phi nghèo đói này.

Liên hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải trên Biển Đen
Ngày 26/3, người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric nhận định thỏa thuận về tự do hàng hải trên Biển Đen nhằm bảo vệ tàu dân sự và cơ sở hạ tầng tại cảng "sẽ là đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực và chuỗi cung ứng toàn cầu". Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Mỹ thông báo đã đạt thỏa thuận riêng rẽ với Nga và Ukraine về ngừng tấn công trên Biển Đen.

Hạ viện Đức nhiệm kỳ mới lần đầu nhóm họp
Quốc hội liên bang (Bundestag) ở Đức vừa bắt đầu họp phiên đầu tiên của khóa mới, hơn một tháng sau khi nước này tổ chức cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.

Conference Board: Lòng tin người tiêu dùng Mỹ xuống thấp nhất trong 4 năm
Trong bối cảnh, Tổng thống Donald Trump đang triển khai thực hiện các chính sách gây xáo trộn nền kinh tế, Báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Conference Board (CB) vừa công bố cho thấy, lòng tin người tiêu dùng Mỹ đang tiếp tục giảm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.