Xã hội đen khét tiếng Nhật Bản hết thời, chật vật kiếm "miếng cơm, manh áo"
Nỗ lực quyết liệt của Nhật Bản trong việc chấn chỉnh lại tình hình an ninh cùng với pháp luật thắt chặt đã đẩy các băng đảng xã hội đen vào tình trạng lay lắt, và phải chật vật kiếm ăn.
Xã hội đen, hay còn gọi là yakura, từng là cơn ác mộng của người dân Nhật Bản. Giống như giới mafia ở Italy, thế giới ngầm tại đất nước mặt trời mọc từng đứng sau hàng loạt các âm mưu bạo lực giành địa bàn hoạt động, đòi tiền bảo kê, buôn bán mại dâm, ma túy, và cờ bạc ngầm.
![]() |
Tuy nhiên, những thứ này giờ đây chỉ còn là quá khứ một thời. Tình thế đã thay đổi buộc các phần tử xã hội đen phải chật vật tìm đường kiếm ăn qua ngày.
Giới quan sát cho biết nỗ lực của cảnh sát và chính quyền trong việc cắt nguồn thu nhập chính của giới yakura chính là một trong những nguyên nhân đẩy xã hội đen Nhật Bản tới ngày tàn.
Cảnh sát Nhật Bản tuần này đã bắt các thành viên của một nhóm yakura sau khi phát hiện họ ăn trộm cá và sò từ một cơ sở tại tỉnh Nagasaki, tây nam Nhật Bản. Chính quyền nói với Kyodo News rằng, nhóm này đã có hành vi săn trộm trái phép tại khu vực này trong 3 năm qua.
Cảnh sát cũng phát hiện ra đồ ăn cắp được tuần ra một nhà hàng ở Nagasaki do người thân của một thành viên cao cấp trong thế giới ngầm quản lý.
Jake Adelstein, tác giả các cuốn sách nghiên cứu về cảnh sát Nhật Bản, cho biết giới xã hội đen Nhật Bản đã phải tìm cách để sinh tồn khi bị cắt đứt nguồn thu nhập chính. Năm 2011, Nhật Bản ban hành đạo luật rằng người nào trả tiền bảo kê cho xã hội đen đều bị coi là hoạt động phạm pháp.
Người dân và người làm kinh doanh vì lẽ đó đã ngừng trả tiền phí bảo vệ vì họ lo ngại sẽ bị chính quyền bắt giữ. Chính điều này đã khiến giới xã hội đen khét tiếng mất đi một nguồn lợi khổng lồ.
Thế giới ngầm ở Nhật Bản theo đó đã chứng kiến sự suy thoái đáng kể trong 8 năm qua. Các thành viên xã hội đen hoặc lựa chọn “rửa tay, gác kiếm” hoặc phải đa dạng hóa các hoạt động để “kiếm cơm”.
Năm 2017, một thống kê cho thấy số lượng các thành viên yakuza thấp ở mức kỷ lục trong lịch sử, vào khoảng 34.500 phần tử. Con số này cho thấy sự sụt giảm lớn vì vào năm 1964, số lượng “dân anh, chị” ở Nhật Bản lên tới 184.000.
Theo SCMP, ngay cả khi giải nghệ, các phần tử xã hội đen vẫn chật vật để sinh tồn khi không có kỹ năng lao động và lại có tiền án, tiền sự trong hồ sơ. Nhiều người buộc phải chuyển sang các hoạt động trộm cắp vặt vãnh, nhỏ lẻ để kiếm cơm ví dụ như ăn trộm trong siêu thị, ăn trộm nông sản ở các trang trại.
Theo Đức Hoàng/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nga sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine
Ngày 20/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, nước này sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine và sẽ đề xuất làm việc về một bản ghi nhớ liên quan đến một thỏa thuận hòa bình tiềm năng.

Đàm phán Doha bế tắc, Israel rút đại diện về nước
Giữa bối cảnh xung đột ở Dải Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vòng đàm phán hòa bình tại Doha – do Qatar chủ trì với sự tham gia của Mỹ, Ai Cập, Israel và Hamas – bất ngờ rơi vào bế tắc. Diễn biến nghiêm trọng hơn khi phía Israel quyết định rút toàn bộ phái đoàn về nước, cáo buộc Hamas “không nghiêm túc với các điều khoản thỏa thuận”. Động thái này không chỉ đặt dấu chấm hết cho nỗ lực trung gian hòa giải của Qatar trong ngắn hạn, mà còn đẩy triển vọng ngừng bắn lún sâu vào bế tắc. Trong khi các bên vẫn đang chỉ trích lẫn nhau và đổ lỗi cho đối phương, hàng nghìn dân thường ở Gaza tiếp tục gánh chịu hậu quả nặng nề từ chiến sự kéo dài.

Hàn Quốc và Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại mới
Hàn Quốc và Mỹ đã chính thức bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp chuyên viên mới tại Washington DC, tập trung vào các vấn đề then chốt về thuế quan và thương mại song phương. Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực giảm thiểu tác động từ các biện pháp thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Thượng viện Pháp công bố kết quả điều tra vụ bê bối nước khoáng của Nestle
Sau cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và liên quan đến hơn 70 phiên điều trần, ngày 19/5, Thượng viện Pháp đã thông báo kết quả cuộc điều tra liên quan tới vụ bê bối quy trình xử lý sản phẩm nước khoáng nổi tiếng Perrier của “đại gia” thực phẩm Nestle.

Tổng thống Macron công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới vào Pháp
Ngày 19/5, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kinh doanh quốc tế "Lựa chọn nước Pháp” (Choose France) lần thứ 8 tại Cung điện Versailles, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro được đầu tư mới vào quốc gia này.

Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do chính sách thuế của Mỹ
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

EU cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát cũng như nguy cơ thiên tai gia tăng, ngày 19/5 Liên minh châu Âu (EU) đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025.

EU tăng tốc luật hóa quy định hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội
Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiên phong trong nỗ lực ngăn chặn trẻ em sử dụng mạng xã hội theo một đề xuất đang gây chú ý.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Anh và EU hậu Brexit
Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh ngày 19.5 đã chính thức ký hàng loạt các thoả thuận về quốc phòng - an ninh, thương mại, đánh bắt cá ... Sự kiện này được xem là bước ngoặt mới trong việc thiết lập lại quan hệ giữa hai bên kể từ sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Kế hoạch điện đàm của ông Trump với lãnh đạo Nga, Ukraine
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ có cuộc điện đàm vào ngày 19/5, sau đó ông Trump sẽ điện đàm với Tổng thống Ukraine và các nhà lãnh đạo NATO.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.