Xã Quảng Phúc xây dựng thành công 4 sản phẩm OCOP
Biến khó khăn thành lợi thế, từ vùng đất chua mặn, xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương thành hàng hóa. Nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, đến nay, Quảng Phúc đã có 4 sản phẩm là mắm cáy, chiếu cói, rạm xay, cáy xay được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh 3- 4 sao. Hiện nay, Quảng Phúc là 1 trong 3 đơn vị cấp xã trong tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất.
Với hơn 400 ha đất chiêm trũng, từ lâu đời, con cáy đã gắn liền với người dân xã Quảng Phúc. Trung bình mỗi năm, Nhân dân trong xã thu hoạch hơn 700 tấn cáy, đây chính là nguồn nguyên liệu phong phú để các hộ dân sản xuất mắm cáy. Đáng chú ý, bắt đầu từ năm 2020, Hợp tác xã sản xuất mắm cáy Quảng Phúc đã được thành lập với hơn 100 hộ dân tham gia. Theo đó, hợp tác xã đã đầu tư thêm máy móc sản xuất mắm đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhờ vậy, năm 2021, mắm cáy Quảng Phúc được cộng nhận 4 sao OCOP cấp tỉnh. Trung bình mỗi năm, hợp tác xã cung ứng cho thị trường trên 300 nghìn lít mắm cáy, giá bình quân 180 nghìn đồng/ lít.
Bà Nguyễn Thị Vân, thành viên Hợp tác xã sản xuất mắm cáy Quảng Phúc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi làm mắm cáy được 17 năm rồi, khi hợp tác xã làm OCOP, tôi cũng tham gia để quảng bá sản phẩm rộng rãi hơn, đảm bảo chất lượng hơn".
Bà Nguyễn Thị Hằng, thành viên Hợp tác xã sản xuất mắm cáy Quảng Phúc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hợp tác xã Quảng Phúc muốn mang lại sản phẩm đạt chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm để mọi người sử dụng. Khâu chọn mắm cáy rất quan trọng, chọn cáy tươi, cáy đúng mùa. Sắp tới Hợp tác xã đang tiếp tục cải tạo mẫu mã đẹp hơn, hấp dẫn hơn để mọi người tiện sử dụng".
Quảng Phúc là xã thuần nông thuộc vùng chiêm trũng của huyện Quảng Xương, có gần 400 ha đất trồng cói. Nơi đây có nghề truyền thống trồng cói, dệt chiếu và đánh bắt cáy. Với mục tiêu xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm truyền thống, chính quyền xã Quảng Phúc đã giao cho hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đứng ra liên kết các hộ sản xuất, cùng hỗ trợ nhau phát triển, cùng ứng dụng khoa học - công nghệ trong trồng cói và nuôi cáy. Hợp tác xã cũng đã đứng ra tín chấp với các ngân hàng cho các hộ vay vốn đầu tư máy móc, phục vụ sản xuất hàng hóa.
Hiện nay, trên địa bàn xã Quảng Phúc có 5/6 thôn vẫn giữ nghề dệt chiếu với hơn 200 máy dệt chiếu, cung cấp ra thị trường gần 5 triệu lá chiếu mỗi năm. Bên cạnh đó, nắm bắt nhu cầu thị trường, hợp tác xã đã chế biến từ con cáy, con rạm tươi xay để tủ lạnh bảo quản bán cho người tiêu dùng. Đây là những sản phẩm tự nhiên, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, được thị trường đón nhận.
Ông Bùi Ngọc Tam, Chủ tịch UBND xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Hiện nay, các sản phẩm OCOP của xã Quảng Phúc đã được phân phối theo các kênh thương mại chính thống, có mặt trên thị trường cả nước. Tổng giá trị 4 sản phẩm OCOP mang lại đạt trên 100 tỷ đồng mỗi năm, đồng thời, giải quyết việc làm cho hơn 1000 lao động địa phương.
Phân bón Đầu Trâu đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
(Tieudung.vn) - Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024, diễn ra tại Hà Nội, sản phẩm Phân bón Đầu Trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn
Thanh toán không dùng tiền mặt đã được ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đời sống. Thanh toán không dùng tiền mặt cũng đang phát triển mạnh ở khu vực nông thôn.
Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất thực phẩm nông sản dịp cuối năm
Nông sản, thực phẩm là nhóm hàng hoá luôn có nhu cầu tiêu dùng mạnh trong dịp cuối năm và Tết. Đón bắt nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch tăng sản lượng, linh hoạt các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dịp cuối năm.
Nâng cao giá trị sản xuất cây ăn quả
Để nâng cao giá trị sản xuất, chất lượng sản phẩm, ngành nông nghiệp Thanh Hóa và các địa phương đã khuyến khích người dân sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ cao và liên kết sản xuất. Đến nay, diện tích cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao đạt 57,6%.
Thu hoạch vụ mùa, sản xuất vụ đông đảm bảo tiến độ, lịch thời vụ
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản thu hoạch xong diện tích lúa và cây trồng vụ mùa năm 2024. Cùng với đó, bà con nông dân tiếp tục gieo trồng cây màu vụ đông 2024-2025 và chuẩn bị cho kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân năm 2025.
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng trong năm 2025
Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng và 600-1.000 đồng/lít, kg đối với các mặt hàng dầu trong năm 2025.
Chủ động ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại
Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương, số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Ra mắt và trao vật tư cho Hợp tác xã trồng rau sạch Nhuận Thạch
Sáng ngày 06/11, tại huyện Đông Sơn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ ra mắt Hợp tác xã (HTX) trồng rau sạch Nhuận Thạch do phụ nữ tham gia quản lý xã Đông Tiến.
Thanh Hóa duy trì 1.700 ha trồng cói nguyên liệu
Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh Hóa hiện có 1.700 ha trồng cói nguyên liệu, tập trung tại các huyện Nga Sơn, Quảng Xương, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn.
Thu hoạch vụ mùa, sản xuất vụ Đông đảm bảo tiến độ, lịch thời vụ
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản thu hoạch xong diện tích lúa và cây trồng vụ mùa năm 2024. Cùng với đó, bà con nông dân tiếp tục gieo trồng cây màu vụ Đông 2024 - 2025 và chuẩn bị cho kế hoạch gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.