Xã Vĩnh Thịnh hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao
Với phương châm “xây dựng Nông thôn mới nâng cao là làm cho dân, mang lại lợi ích cho dân”, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân. Đến nay, Vĩnh Thịnh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao.
Nếp hạt cau là giống lúa truyền thống lâu đời của xã Vĩnh Thịnh. Năm 2002, chính quyền địa phương đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng chuyên canh, mở rộng diện tích canh tác lúa nếp cái hạt cau theo hướng tập trung, quy mô lớn. Đến nay, cả xã đã mở rộng được gần 300 ha lúa nếp hạt cau liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Năm 2020, sản phẩm gạo nếp hạt cau Lộc Thịnh được công nhận Ocop 4 sao, cho giá trị kinh tế cao gấp 3 lần so với lúa truyền thống, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho người dân. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu trọng tâm xã Vĩnh Thịnh hướng đến trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao.
Ông Trịnh Đình Thủy, Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hợp tác xã chúng tôi đã liên hệ với các công ty trong và ngoài tỉnh quảng bá thương hiệu lúa nếp ra ngoài thị trường. Từ hiệu quả mô hình, chúng tôi tham mưu cho chính quyền địa phương mở rộng diện tích gieo cấy mang lại kinh tế cao".
Kinh tế phát triển, tạo điều kiện để người dân Vĩnh Thịnh tích cực tham gia chương trình xây dựng Nông thôn mới. Nhằm kích cầu sự vào cuộc của nhân dân, cùng với những chính sách hỗ trợ của cấp trên, Hội đồng Nhân dân xã đã ban hành các Nghị quyết hỗ trợ cho các thôn như: Hỗ trợ 100% xi măng đổ bê tông, nâng cấp đường giao thông nông thôn; 100% kinh phí chỉnh trang tường rào; xây dựng rãnh thoát nước, đường giao thông, nhà văn hóa vườn mẫu… Từ đó, đã khuyến khích nhân dân các thôn đóng góp tiền, ngày công lao động xây dựng hạ tầng nông thôn theo quy định. Từ 2022 đến nay, xã Vĩnh Thịnh đã huy động được 195 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn của Nhân dân chiếm 77% để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang nhà ở dân cư…
Ông Trần Công Thái, Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Người dân chúng tôi cảm thấy rất phấn khởi, đồng tình ủng hộ, mọi người mọi nhà ra sức thi đua xây dựng Nông thôn mới... địa phương khang trang, sạch đẹp, có một miền quê đáng sống".
Bà Nguyễn Thị Hậu, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng", đã tạo đựơc khí thế và lòng tin trong Nhân dân... Thời gian tới chúng tôi duy trì và phát huy các tiêu chí đã đạt được, phấn đấu năm tiếp theo đạt Nông thôn mới kiểu mẫu".
Xây dựng thành công Nông thôn mới nâng cao đã tạo nên một diện mạo mới trên quê hương Vĩnh Thịnh. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Năm 2024, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 64 triệu đồng, tỷ hộ nghèo còn 3,2%.
Nhiều phụ huynh vẫn giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện
Thực hiện mục tiêu ngăn ngừa tình trạng giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông, thời gian qua Công an tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý. Đã có trên 4 nghìn trường hợp bị xử phạt vì giao xe cho học sinh, người chưa đủ tuổi, chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, vẫn còn không ít phụ huynh vẫn giao xe máy cho con em ở tuổi học sinh điều khiển.
Lan tỏa các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng
Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động, đưa hoạt động nhân đạo đi vào chiều sâu, tập trung chăm lo, hỗ trợ hộ có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế, bệnh nhân nghèo để họ vươn lên, ổn định cuộc sống. Đó là những ưu tiên trong hoạt động nhân đạo, từ thiện mà Hội Chữ thập đỏ các cấp tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện thời gian qua. Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1046 – 23/11/2024), 67 năm ngày thành lập Hội Chữ thập tỉnh, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những kết quả nổi bật mà Hội chữ thập đỏ các cấp thực hiện trong năm 2024.
Hàng chục địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai của người dân
Theo thông tin từ Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ về tiến độ triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai của các địa phương, tính đến hết tháng 9 năm nay, mới chỉ có 14 tỉnh thành đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch; 46 triệu thửa đất được hoàn thành số hóa, tại 461/705 huyện trên toàn quốc.
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển toàn cầu
Dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market (Mỹ) cho biết: Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.