Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt xuất siêu.
Đặc biệt, phân tích sâu kết quả xuất khẩu còn cho thấy hoạt động sản xuất của khu vực kinh tế trong nước năm 2024 đã phục hồi rất tích cực; kim ngạch xuất khẩu khu vực này tăng 19,8%, cao hơn 5,5 điểm phần trăm so mức tăng chung kim ngạch xuất khẩu cả nước và cao hơn 7,5 điểm phần trăm so mức tăng của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (12,3%). Ngoài ra, mặt hàng điện tử máy tính và linh kiện tiếp tục dẫn đầu về giá trị xuất khẩu với kim ngạch đạt 72,6 tỷ USD, tăng 26,6% so năm 2023, chiếm 17,9% tổng kim ngạch xuất khẩu là minh chứng việc nước ta đang chuyển dịch hiệu quả từ việc sản xuất sản phẩm thô sang sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nhất là trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghệ cao.
Theo các chuyên gia, các thỏa thuận thương mại quốc tế Việt Nam tham gia ký kết đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào thành tích ấn tượng của hoạt động xuất khẩu. Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), FTA Việt Nam - EU (EVFTA) hay Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã giúp chúng ta mở rộng thị trường, giảm thiểu rào cản thuế quan, không chỉ thúc đẩy xuất khẩu mà còn tạo cơ hội gia tăng nhập khẩu công nghệ, thiết bị sản xuất hiện đại từ các quốc gia đối tác.
Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Năm 2024, doanh thu từ thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã đạt 11,5 tỷ USD và đang tăng với tốc độ trên 30% mỗi năm.
Đề xuất giảm áp lực chi phí đầu vào cho doanh nghiệp
Để hỗ trợ tốt hơn nữa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, Tổng cục Thống kê đề xuất giảm áp lực chi phí đầu vào của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn vốn sản xuất kinh doanh.
Minh bạch chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm
Năm 2025 là năm thứ 2 Ngân hàng Nhà nước giao toàn bộ chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng thương mại ngay từ đầu năm. Nếu ngân hàng nào đạt trên 80% chỉ tiêu thì tự động được tăng thêm hạn mức mà không cần phải làm văn bản xin phép Ngân hàng Nhà nước. Cách làm này được nhận định đã tạo thêm sự linh hoạt, chủ động hơn cho các ngân hàng trong việc lập kế hoạch kinh doanh.
Không để thiếu hàng, tăng giá đột biến dịp Tết
Bộ Công Thương vừa có Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thị trường trong nước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và quý I/2025.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thanh tra các dự án bất động sản tăng giá bất thường
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.
Bấm số lựa chọn “Hóa đơn may mắn” quý IV/2024
Sáng ngày 16/1, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức bấm số lựa chọn hóa đơn thuộc chương trình “Hóa đơn may mắn” quý IV năm 2024.
Các nhà vườn cung ứng hoa lan cho thị trường Tết
Hoa lan là một trong những loại hoa được khách hàng ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên Đán. Nắm bắt nhu cầu đó, nhiều nhà vườn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa các giống hoa lan về trồng cung ứng cho thị trường Tết.
Hơn 100.000 tỷ đồng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Đến đầu tháng 1 năm 2025, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh với dư nợ đạt hơn 100.000 tỷ đồng.
Phát triển rừng gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC
Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.
Thanh Hóa: Gần 56.200 tỷ đồng dư nợ cho vay sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu đãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.