ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Xây dựng các mô hình giảm nghèo vùng đồng bào Mông Mường Lát

Mường Lát là huyện vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Thanh Hóa. Những năm qua, nhờ triển khai các mô hình kinh tế phù hợp và hiệu quả, đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã thực sự đổi thay. Đặc biệt, đồng bào Mông đã từng bước vươn lên giảm nghèo bền vững thông qua việc phát triển các mô hình kinh tế.

Ái Vân – Minh Tâm – Văn Lọc

27/05/2024 08:00

Đồng bào dân tộc Mông ở Mường Lát có 3.533 hộ, với 19.170 nhân khẩu, chủ yếu sinh sống ở 39 bản thuộc 6 xã trên địa bàn huyện. Những năm qua, từ các chương trình, dự án của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình 1719), huyện Mường Lát đã tập trung nghiên cứu, đưa ra nhiều giải pháp, sinh kế cho đồng bào Mông bằng việc hỗ trợ thông qua các mô hình sản xuất phù hợp với nhu cầu, trình độ canh tác và thế mạnh của địa phương.

Xây dựng các mô hình giảm nghèo vùng đồng bào Mông Mường Lát- Ảnh 1.

Đến Mường Lát thăm các bản đồng bào Mông, điều cảm nhận rõ nét nhất là bà con đã dần thay đổi phương thức trong sản xuất. Nhờ đó năng suất cây trồng, vật nuôi dần tăng lên, góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Ngoài ra, với sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, bà con các bản Mông đã tích cực trồng lúa nước 2 vụ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất. Quy hoạch đất trồng ngô, lúa rẫy, sắn phù hợp, góp phần ổn định lương thực cho bà con. Nhiều hộ gia đình tích cực đầu tư chăn nuôi bò, lợn, mang lại nguồn thu nhập cao.

Ở bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, ai cũng biết đến anh Thao Văn Tông, bởi anh là người đi tiên phong trong việc thay đổi tư duy sản xuất, mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.

Xây dựng các mô hình giảm nghèo vùng đồng bào Mông Mường Lát- Ảnh 2.

Nhiều năm trước gia đình anh Thao Văn Tông thuộc diện hộ nghèo, nguồn thu nhập chủ yếu từ 4 sào nương trồng lúa và ngô. Năm nào được mùa thì đủ ăn, nhưng nếu hạn hán mất mùa thì phải chạy vạy từng bữa. Không cam chịu cảnh nghèo đói, anh Thao Văn Tông đã bàn với vợ con, quyết định vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển kinh tế. Nhận thấy địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để chăn nuôi đại gia súc, anh Tông đã mua 1 cặp bò và 1 con lợn giống về nuôi. Anh cho biết, nguồn thức ăn cho bò chủ yếu là cỏ voi và thân cây chuối, rất dễ tìm kiếm và không tốn nhiều tiền để mua. Anh thực hiện đầy đủ việc tiêm văc xin phòng tránh dịch bệnh, nhờ đó, đàn bò của gia đình anh phát triển tốt. Hiện tại, gia đình anh đang nuôi 7 con bò, gồm 5 bò thịt và 2 bò giống. Nhờ chăn nuôi, gia đình anh Thao Văn Tông đã thoát được nghèo và có mức thu nhập khá.

Xây dựng các mô hình giảm nghèo vùng đồng bào Mông Mường Lát- Ảnh 3.

Anh Thao Văn Tông, bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

Anh Thao Văn Tông, bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Gia đình tôi trước đây cũng khó khăn như bà con trong bản. Sau khi được Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi, gia đình đã mua đôi bò về nuôi. Bây giờ gia đình đã trđược tiền vay Ngân hàng rồi và có tiền vốn đầu tư mua thêm bò thịt về chăn nuôi. Cuộc sống hiện tại đã khấm khá hơn trước nhiều".

Còn tại bản Sài Khao, xã Mường Lý, anh Vàng A Thái cũng là một điển hình trong phát triển kinh tế vùng đồng bào Mông. A Thái năm nay mới ngoài 20 tuổi và là một trong số ít người trong bản học hết THPT. Với kiến thức được học và sự cần cù, chăm chỉ trong làm ăn, gia đình A Thái giờ thuộc diện khá nhất bản. Năm nào nhà A Thái cũng thu hoạch được vài chục bao ngô, lúa, cộng với tiền bán gà, anh đã có điều kiện mua máy xay xát về phục vụ bà con dân bản và dựng được ngôi nhà gỗ truyền thống vững chắc.

Xây dựng các mô hình giảm nghèo vùng đồng bào Mông Mường Lát- Ảnh 4.

Anh Vàng A Thái, bản Sài Khao, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi ở Sài Khao này thời tiết quá lạnh nên trẻ em, người già rất khổ. Về làm ăn, người Mông chúng tôi chủ yếu làm nương, làm ruộng thôi. Bản thân tôi học xong lớp 12 thì ở nhà giúp bố, mẹ làm kinh tế, hiện mua được một máy xát gạo cho người dân trong bản".

Hiện nay, ở vùng đồng bào dân tộc Mông Mường Lát, những mô hình làm kinh tế giỏi như Thao Văn Tông, Vàng A Thái ngày càng nhiều. Nhìn chung, những mô hình này đã và đang duy trì và phát triển tốt, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống cho bà con dân bản.

Xây dựng các mô hình giảm nghèo vùng đồng bào Mông Mường Lát- Ảnh 5.

Anh Vàng A Lềnh, Phó bản Sài Khao, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa cho biết: "Bản thân tôi thấy mình cần phải làm kinh tế giỏi thì mới làm gương cho bà con dân bản được. Sau nhiều năm cố gắng, giờ cuộc sống gia đình tôi đã khấm khá nhiều".

Để đồng bào vùng dân tộc Mông thoát nghèo bền vững, huyện Mường Lát xác định, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giúp bà con thay đổi tư duy, nhận thức, xóa bỏ tính trông chờ, ỷ lại. Tập trung, nỗ lực giải quyết cơ bản các vấn đề về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, dạy nghề, tạo sinh kế cho đồng bào có nguồn thu nhập ổn định, bền vững.

Xây dựng các mô hình giảm nghèo vùng đồng bào Mông Mường Lát- Ảnh 6.

Có thể khẳng định, công tác xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào Mông ở huyện Mường Lát đã và đang được quan tâm, hỗ trợ đúng hướng, đúng đối tượng; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm liên tục giảm, hộ khá giả ngày một nhiều hơn. Niềm tin vào Đảng, Nhà nước của đồng bào ngày càng vững chắc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn - xã hội ở khu vực biên giới của Tổ quốc.

Nguồn: Tạp chí dân tộc miền núi/ TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Ban hành khung tiêu chí thí điểm về nền tảng số xuất sắc thúc đẩy chuyển đổi số

Ban hành khung tiêu chí thí điểm về nền tảng số xuất sắc thúc đẩy chuyển đổi số

08:32 , 23/02/2025

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành “Khung tiêu chí thí điểm và quy trình xác định nền tảng số xuất sắc thúc đẩy chuyển đổi số các doanh nghiệp, cửa hàng, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ năm 2025”.

Đến 21/2, các địa phương đã hỗ trợ xóa được 107.941 nhà tạm, dột nát

Đến 21/2, các địa phương đã hỗ trợ xóa được 107.941 nhà tạm, dột nát

07:30 , 23/02/2025

Báo cáo mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến 21/2, cả nước đã hỗ trợ xóa 107.941 nhà tạm, nhà dột nát tăng. Trong đó có trên 61.000 căn đã khánh thành và trên 46.000 căn khởi công mới.

Từ đêm 23/2, Bắc Bộ rét đậm, có nơi dưới 7 độ C

Từ đêm 23/2, Bắc Bộ rét đậm, có nơi dưới 7 độ C

07:23 , 23/02/2025

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 22/2, bộ phận không khí lạnh di chuyển xuống phía Nam, khả năng gây rét đậm diện rộng cho Bắc Bộ từ đêm 23/2.

Chuẩn bị xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng

Chuẩn bị xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng

07:09 , 23/02/2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiến hành các bước xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025.

Ngày 23/2, Thanh Hóa nhiều mây, đêm có mưa rải rác

Ngày 23/2, Thanh Hóa nhiều mây, đêm có mưa rải rác

06:51 , 23/02/2025

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/2, Thanh Hóa nhiều mây, có mưa rải rác, trời rét.

Dâng hương tưởng niệm  Chủ tịch Hồ Chí Minh và các giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã

21:14 , 22/02/2025

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, sáng ngày 22/2, Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực đã tổ chức dâng hoa, dâng hương tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng và Khu tưởng niệm giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972 trên công trường đắp đê sông Mã.

Xã Hoằng Quỳ đón nhận đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Hoằng Quỳ đón nhận đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

21:07 , 22/02/2025

Sáng ngày 22/2, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức lễ đón nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024. Sau khi đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023, xã Hoằng Quỳ đã bắt tay ngay vào xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó lựa chọn lĩnh vực giáo dục làm tiêu chí nổi trội.

Các địa phương khẩn trương ổn định tổ chức triển khai công việc sau sắp xếp, sáp nhập

Các địa phương khẩn trương ổn định tổ chức triển khai công việc sau sắp xếp, sáp nhập

20:02 , 22/02/2025

Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện ủy. Các tổ chức Đảng cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể - Chính trị xã hội cấp huyện cũng được sắp xếp, kiện toàn lại. Sau sáp nhập, các cơ quan đang tích cực ổn định tổ chức, phân công nhiệm vụ và triển khai công việc để đảm bảo hoạt động xuyên suốt.

Cần chấn chỉnh tình trạng đi ngược chiều gây mất an toàn giao thông

Cần chấn chỉnh tình trạng đi ngược chiều gây mất an toàn giao thông

16:45 , 22/02/2025

Tại huyện Hoằng Hóa, có rất nhiều tuyến đường đôi được đầu tư xây dựng, nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Thế nhưng, trên các tuyến đường này vẫn có một số người dân điều khiển xe máy đi ngược chiều, bất chấp nguy cơ mất an toàn cho chính mình và người khác.

Agribank Nam Thanh Hóa tặng 10.000 cây giống cho người dân

Agribank Nam Thanh Hóa tặng 10.000 cây giống cho người dân

16:35 , 22/02/2025

Sáng 22/02, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Như Thanh tổ chức lễ ra quân Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2025.