Xây dựng chính quyền số góp phần tạo thuận lợi cho người dân
Xây dựng Chính quyền số là một trong những mục tiêu quan trọng mà tỉnh Thanh Hóa đang hướng tới, trong đó tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước... nhằm làm đổi mới căn bản hoạt động của bộ máy chính quyền, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp.
Xã Thọ Lập là địa phương đầu tiên của huyện Thọ Xuân triển khai thực hiện thí điểm mô hình 3 "không" gồm: Không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền. Theo đó, địa phương đã thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng có nhiệm vụ hướng dẫn trực tiếp các hộ cài đặt, sử dụng các dịch vụ số gắn với quyền lợi, chế độ, chính sách của nhân dân. Đến thời điểm hiện tại, người dân đã cài đặt đủ các ứng dụng cần thiết và bước đầu đã làm quen và sử dụng các ứng dụng thông minh phục vụ công việc và cuộc sống.
Ông Nguyễn Văn Đức, Phó chủ tịch UBND xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi triển khai chương trình này, người dân thấy rất hài lòng. Khi đến công sở, công chức trong bộ phận một của thực hiện tiếp nhận hồ sơ công dân rất nhanh, gọn, hướng dẫn công dân rất nhiệt tình, chu đáo, đặc biệt là không phiền hà, sách nhiễu".
Thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã triển khai tích cực thực hiện Chỉ thị số 15 ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử. Năm 2023, huyện có trên 30.500 văn bản được ký số gửi trên hệ thống hồ sơ quản lý văn bản, trong đó có trên 30.400 văn bản được lãnh đạo ký số, đạt 99,7%; 30.446 văn bản ký số cơ quan, đạt 99,8%. Qua đó, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương ngày càng phát triển.
Ông Lê Văn Lực, Trưởng phòng Văn hóa huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Xác định ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng chính quyền số một số giải pháp chủ yếu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ, đảm bảo đồng bộ. Phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ xây dựng các phương án, đồng bộ hóa trang thiết bị, thông tin tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận chuyển đổi số thuận lợi nhất, hiệu quả nhất".
Tại huyện Vĩnh Lộc, thời gian qua địa phương đã đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, hướng tới nền hành chính hiện đại, công khai và minh bạch. Xác định hạ tầng viễn thông có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả và sự bền vững của chính quyền số, địa phương đã phối hợp với chi nhánh VNPT Chi nhánh Vĩnh Lộc - Thạch Thành tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, lắp đặt hệ thống các phần mềm như: theo dõi nhiệm vụ, phần mềm một cửa điện tử. Hiện nay, 100% các đơn vị đã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, cán bộ, công chức được trang bị máy tính, các xã, thị trấn được đầu tư nâng cấp hạ tầng, kết nối mạng Internet. Nhờ thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, công dân, giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí khi thực hiện thủ tục hành chính, giúp người dân tương tác với chính quyền được thuận lợi hơn.
Ông Hà Văn Lương, Chánh Văn phòng UBND huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Có thể nói, công tác xây dựng chính quyền số tiếp tục được quan tâm thực hiện, hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ số được ứng dụng mạnh mẽ vào hoạt động quản lý hành chính tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác cải cách hành chính được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Thời gian tới, huyện thực hiện nghiêm việc trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số hồ sơ trên môi trường điện tử. Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp thực hiện trên môi trường mạng".
Xác định xây dựng chính quyền số là động lực tạo sự phát triển đột phá, huyện Nga Sơn đang dành nguồn lực và đề ra các giải pháp đồng bộ để xây dựng chính quyền số nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Trong năm 2023, số hồ sơ, thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần tại Bộ phận một cửa UBND huyện Nga Sơn đạt tỷ lệ trên 99%, dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 100%. Hiện nay, huyện Nga Sơn đã có 24/24 xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã và Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, khu phố. 100% cán bộ, công chức khối chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn huyện được cấp chữ ký số cá nhân. Tất cả các đơn vị đã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử. Kết quả hồ sơ dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, cấp xã đạt trên 90%, vượt chỉ tiêu UBND tỉnh giao. Huyện phấn đấu đến năm 2025 có 100% xã, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.
Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Về giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ người dân, chúng tôi đã đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo số lượng máy tính, máy in, hệ thống mạng tốc độ cao phục vụ công việc, phối hợp với VNPT đảm bảo đường truyền. Cổng thông tin của huyện có kết nối đường link với cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, để người dân có thể tra cứu, tìm hiểu".
Có thể thấy, ngoài những lợi ích của việc xây dựng chính quyền số thể hiện bằng con số thì sự thay đổi đáng nói nhất chính là nhận thức, tư tưởng của cán bộ, công chức, viên chức và người dân thời gian qua đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, cách thức làm việc, phục vụ của cơ quan nhà nước. Các thủ tục hành chính được giải quyết bằng quy trình điện tử, hồ sơ điện tử, dịch vụ công trực tuyến được lan tỏa rộng rãi, mang đến sự công khai, minh bạch, thuận lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian cũng như đảm bảo công tác lưu giữ, quản lý thông tin ngày càng hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Chủ tịch UBND Thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Để nâng cao thực hiện chính quyền số, chúng tôi đã tập trung tuyên truyền cho nhân dân về việc nắm bắt công nghệ, thực hiện chủ trương về chuyển đổi số. Thứ hai, là tập trung đào tạo cán bộ, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác công nghệ thông tin. Và thứ ba, chúng tôi tập trung trang bị thiết bị máy móc đảm bảo cho cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ".
Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, xây dựng chính quyền số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu, tạo đột phá trong phát triển kinh tế xã hội. Để đạt mục tiêu đến năm 2025, Thanh Hóa nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; đến năm 2030 tiếp tục trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số, Thanh Hóa tiếp tục tập trung thực hiện các kế hoạch, chương trình và hành động cụ thể, quyết tâm chinh phục các mục tiêu mới, nhằm tạo bước đột phá ấn tượng về cải cách hành chính, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.