Xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) vững mạnh, rộng khắp, nâng cao chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân,... đáp ứng với yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Ngày 28/3/1935, tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ nhất tại Ma Cao (Trung Quốc), Đảng ta đã ra “Nghị quyết về đội tự vệ”. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng về tổ chức, chỉ đạo xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ. Khi đề cập đến vai trò lực lượng dân quân tự vệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã” [1].
Dân quân tự vệ Việt Nam là bộ phận cấu thành của lực lượng vũ trang nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý, điều hành của Chính phủ mà trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp; người chỉ huy cao nhất là Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (nay là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng). Sự ra đời và hoạt động của các đội tự vệ, các tổ, tiểu đội du kích cứu quốc và các đội du kích tập trung ở các căn cứ, các địa phương đã làm nòng cốt cho nhân dân khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, với điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ, bằng các loại vũ khí thô sơ, tự tạo và vũ khí lấy được của địch, phải đương đầu với quân đội viễn chinh của thực dân Pháp được trang bị vũ khí hiện đại, nhưng lực lượng dân quân, du kích và tự vệ đã cùng nhân dân xây dựng làng, xã chiến đấu, kiên cường bám đất, bám dân, bám địa bàn, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận lớn quân địch, phá tề, trừ gian, giữ vững làng, xã, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), với tính chất của cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt, địch đã sử dụng nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, trong khi vũ khí, trang bị kỹ thuật của Quân đội ta mặc dù có được cải tiến so với trước, nhưng địch vẫn chiếm ưu thế. Với phương châm lấy ít địch nhiều, lấy thô sơ đánh hiện đại, lực lượng DQTV đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, góp phần bắn rơi nhiều máy bay địch. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước riêng DQTV đã độc lập bắn rơi hàng trăm máy bay các loại, bắt sống hàng trăm tên giặc lái và hàng chục toán biệt kích, bắn chìm và bắn cháy nhiều tàu chiến địch.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, lực lượng DQTV đã huy động hàng triệu lượt người tham gia xây dựng tuyến phòng thủ biên giới; phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, DQTV là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Đặc biệt, dân quân biển đã thực sự là lực lượng quan trọng phối hợp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo… góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xung đột vũ trang, phát triển kinh tế…
Trong những năm qua, cấp ủy Đảng các cấp đã quán triệt và cụ thể hóa đường lối, quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về tăng cường quốc phòng và an ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XII) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Kết luận số 41/KL-TW ngày 31/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, lực lượng DQTV nắm vững nội dung các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng DQTV trong tình hình mới; chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương tổ chức triển khai xây dựng DQTV có số lượng hợp lý, có chất lượng chính trị tốt; tổ chức biên chế chặt chẽ; trang bị vũ khí phù hợp; được giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự toàn diện, thiết thực; khả năng SSCĐ và sức mạnh chiến đấu ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, thực sự là lực lượng chính trị tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Cùng với đó, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi Luật DQTV được kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV thông qua ngày 22/11/2019 có nhiều nội dung mới phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và yêu cầu nhiệm vụ của DQTV trong tình hình mới, cấp ủy, chính quyền các cấp đã ban hành các văn bản quản lý nhà nước đối với công tác DQTV; chỉ đạo 100% các tỉnh, thành phố xây dựng đề án xây dựng DQTV của địa phương, xây dựng hệ thống các kế hoạch về công tác DQTV. Cơ quan quân sự địa phương chủ động, tích cực tham mưu cho cấp ủy các cấp, ban hành nghị quyết, chỉ thị về công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác DQTV; tổ chức thực hiện nghiêm việc rà soát, đăng ký, quản lý chặt chẽ DQTV; tuyển chọn DQTV theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân cử”; xây dựng và nâng cao chất lượng tổ chức, hoạt động của chi bộ quân sự cấp xã; phát triển đảng viên, đoàn viên, nâng tỷ lệ đảng viên, đoàn viên trong DQTV; đồng thời tập trung lãnh đạo xây dựng DQTV tại chỗ, cơ động, thường trực địa bàn trọng điểm; coi trọng việc tổ chức DQTV biển vững mạnh để phối hợp cùng các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; tổ chức xây dựng các chốt DQTV biên giới gắn với các điểm dân cư góp phần tạo thành phên dậu vững chắc bảo vệ Tổ quốc; củng cố, coi trọng xây dựng lực lượng tự vệ trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về DQTV. Các cơ quan, đơn vị đổi mới phương pháp giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, pháp luật, năng lực hoạt động của DQTV; tuyển chọn, đào tạo và bố trí sử dụng chỉ huy trưởng, ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, phù hợp với tình hình địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Nhờ đó, hiệu quả hoạt động của DQTV được nâng cao, phối hợp cùng các lực lượng phát hiện, ngăn chặn và xử lí có hiệu quả các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; tích cực, chủ động và làm nòng cốt cùng toàn dân tham gia phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm, cứu nạn, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ rừng, khắc phục hậu quả thiên tai; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tham gia tích cực các phong trào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá, chống tham nhũng, bài trừ tệ nạn xã hội, góp phần cùng các lực lượng giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở được cấp ủy, chính quyền các địa phương đánh giá cao.
Để tiếp tục xây dựng lực lượng DQTV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình mới, cần tập trung vào số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng lực lượng DQTV. Đặc biệt là triển khai có hiệu quả Luật DQTV, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về DQTV bằng nhiều hình thức, phương pháp cho các đối tượng, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ trì các cấp và đội ngũ cán bộ quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn dân đối với công tác DQTV. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần nắm chắc kết quả công tác DQTV của địa phương, đánh giá đúng tình hình, làm rõ những nguyên nhân tồn tại, khuyết điểm, bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; đồng thời xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng DQTV đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình mới; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác DQTV; chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của DQTV.
Hai là, thực hiện nghiêm chế độ đăng ký, quản lý DQTV, đề xuất các biện pháp quản lý lực lượng, thường xuyên kiểm tra, bổ sung, thay thế kịp thời những trường hợp xin đăng ký tạm vắng, chuyển đi nơi khác. Tuyển chọn, sắp xếp đúng, đủ thành phần lực lượng theo quy định, khắc phục tình trạng mất cân đối lực lượng vùng, miền. Người đứng đầu các doanh nghiệp trong cả nước cần chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, pháp luật về DQTV, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 83/CT-BQP ngày 25/6/2012 của Bộ Quốc phòng và Hướng dẫn số 1134/HD-TM ngày 09/7/2012 của Bộ Tổng Tham mưu về việc tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ trong các doanh nghiệp quân đội.
Ba là, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã đạt trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; bồi dưỡng, tập huấn cán bộ DQTV, giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự cho DQTV theo quy định pháp luật; tập trung bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, khả năng tổ chức, chỉ huy, huấn luyện của đội ngũ cán bộ các cấp, thực hiện huấn luyện theo phân cấp.
Bốn là, thực hiện nghiêm quy chế phối hợp hoạt động giữa các lực lượng, chế độ giao ban, thông báo tình hình, rút kinh nghiệm để nâng cao trách nhiệm, khả năng của mỗi lực lượng, giải quyết những bất cập nảy sinh, đề xuất, bổ sung vào quy chế những nội dung mới trong quá trình phối hợp hoạt động của DQTV với các lực lượng.
Năm là, bảo đảm đầy đủ kịp thời chế độ, chính sách đối với DQTV, đặc biệt ở những địa phương còn khó khăn; phấn đấu nhiều địa phương có mức đảm bảo cao hơn so với thu nhập ngày công lao động ở địa phương. Làm tốt công tác chính sách đối với những gia đình cán bộ, chiến sỹ DQTV gặp khó khăn, bị ốm đau, bị thương, từ trần hoặc hy sinh.
Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện các văn bản pháp luật về quốc phòng, quân sự địa phương, DQTV ở từng cấp; phát hiện, đề xuất, kiến nghị và có biện pháp xử lý kịp thời những nội dung bất cập, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về quốc phòng, quân sự địa phương, pháp luật về DQTV; đồng thời xác định những chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng DQTV năm tiếp theo.
[1] - Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb, Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 158.
Ngày 28/3/1935, tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ nhất tại Ma Cao (Trung Quốc), Đảng ta đã ra “Nghị quyết về đội tự vệ”. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng về tổ chức, chỉ đạo xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ. Khi đề cập đến vai trò lực lượng dân quân tự vệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã” [1].
Dân quân tự vệ Việt Nam là bộ phận cấu thành của lực lượng vũ trang nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý, điều hành của Chính phủ mà trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp; người chỉ huy cao nhất là Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (nay là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng). Sự ra đời và hoạt động của các đội tự vệ, các tổ, tiểu đội du kích cứu quốc và các đội du kích tập trung ở các căn cứ, các địa phương đã làm nòng cốt cho nhân dân khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, với điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ, bằng các loại vũ khí thô sơ, tự tạo và vũ khí lấy được của địch, phải đương đầu với quân đội viễn chinh của thực dân Pháp được trang bị vũ khí hiện đại, nhưng lực lượng dân quân, du kích và tự vệ đã cùng nhân dân xây dựng làng, xã chiến đấu, kiên cường bám đất, bám dân, bám địa bàn, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận lớn quân địch, phá tề, trừ gian, giữ vững làng, xã, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), với tính chất của cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt, địch đã sử dụng nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, trong khi vũ khí, trang bị kỹ thuật của Quân đội ta mặc dù có được cải tiến so với trước, nhưng địch vẫn chiếm ưu thế. Với phương châm lấy ít địch nhiều, lấy thô sơ đánh hiện đại, lực lượng DQTV đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, góp phần bắn rơi nhiều máy bay địch. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước riêng DQTV đã độc lập bắn rơi hàng trăm máy bay các loại, bắt sống hàng trăm tên giặc lái và hàng chục toán biệt kích, bắn chìm và bắn cháy nhiều tàu chiến địch.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, lực lượng DQTV đã huy động hàng triệu lượt người tham gia xây dựng tuyến phòng thủ biên giới; phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, DQTV là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Đặc biệt, dân quân biển đã thực sự là lực lượng quan trọng phối hợp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo… góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xung đột vũ trang, phát triển kinh tế…
Trong những năm qua, cấp ủy Đảng các cấp đã quán triệt và cụ thể hóa đường lối, quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về tăng cường quốc phòng và an ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XII) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Kết luận số 41/KL-TW ngày 31/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, lực lượng DQTV nắm vững nội dung các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng DQTV trong tình hình mới; chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương tổ chức triển khai xây dựng DQTV có số lượng hợp lý, có chất lượng chính trị tốt; tổ chức biên chế chặt chẽ; trang bị vũ khí phù hợp; được giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự toàn diện, thiết thực; khả năng SSCĐ và sức mạnh chiến đấu ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, thực sự là lực lượng chính trị tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Cùng với đó, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi Luật DQTV được kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV thông qua ngày 22/11/2019 có nhiều nội dung mới phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và yêu cầu nhiệm vụ của DQTV trong tình hình mới, cấp ủy, chính quyền các cấp đã ban hành các văn bản quản lý nhà nước đối với công tác DQTV; chỉ đạo 100% các tỉnh, thành phố xây dựng đề án xây dựng DQTV của địa phương, xây dựng hệ thống các kế hoạch về công tác DQTV. Cơ quan quân sự địa phương chủ động, tích cực tham mưu cho cấp ủy các cấp, ban hành nghị quyết, chỉ thị về công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác DQTV; tổ chức thực hiện nghiêm việc rà soát, đăng ký, quản lý chặt chẽ DQTV; tuyển chọn DQTV theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân cử”; xây dựng và nâng cao chất lượng tổ chức, hoạt động của chi bộ quân sự cấp xã; phát triển đảng viên, đoàn viên, nâng tỷ lệ đảng viên, đoàn viên trong DQTV; đồng thời tập trung lãnh đạo xây dựng DQTV tại chỗ, cơ động, thường trực địa bàn trọng điểm; coi trọng việc tổ chức DQTV biển vững mạnh để phối hợp cùng các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; tổ chức xây dựng các chốt DQTV biên giới gắn với các điểm dân cư góp phần tạo thành phên dậu vững chắc bảo vệ Tổ quốc; củng cố, coi trọng xây dựng lực lượng tự vệ trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về DQTV. Các cơ quan, đơn vị đổi mới phương pháp giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, pháp luật, năng lực hoạt động của DQTV; tuyển chọn, đào tạo và bố trí sử dụng chỉ huy trưởng, ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, phù hợp với tình hình địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Nhờ đó, hiệu quả hoạt động của DQTV được nâng cao, phối hợp cùng các lực lượng phát hiện, ngăn chặn và xử lí có hiệu quả các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; tích cực, chủ động và làm nòng cốt cùng toàn dân tham gia phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm, cứu nạn, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ rừng, khắc phục hậu quả thiên tai; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tham gia tích cực các phong trào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá, chống tham nhũng, bài trừ tệ nạn xã hội, góp phần cùng các lực lượng giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở được cấp ủy, chính quyền các địa phương đánh giá cao.
Để tiếp tục xây dựng lực lượng DQTV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình mới, cần tập trung vào số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng lực lượng DQTV. Đặc biệt là triển khai có hiệu quả Luật DQTV, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về DQTV bằng nhiều hình thức, phương pháp cho các đối tượng, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ trì các cấp và đội ngũ cán bộ quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn dân đối với công tác DQTV. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần nắm chắc kết quả công tác DQTV của địa phương, đánh giá đúng tình hình, làm rõ những nguyên nhân tồn tại, khuyết điểm, bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; đồng thời xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng DQTV đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình mới; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác DQTV; chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của DQTV.
Hai là, thực hiện nghiêm chế độ đăng ký, quản lý DQTV, đề xuất các biện pháp quản lý lực lượng, thường xuyên kiểm tra, bổ sung, thay thế kịp thời những trường hợp xin đăng ký tạm vắng, chuyển đi nơi khác. Tuyển chọn, sắp xếp đúng, đủ thành phần lực lượng theo quy định, khắc phục tình trạng mất cân đối lực lượng vùng, miền. Người đứng đầu các doanh nghiệp trong cả nước cần chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, pháp luật về DQTV, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 83/CT-BQP ngày 25/6/2012 của Bộ Quốc phòng và Hướng dẫn số 1134/HD-TM ngày 09/7/2012 của Bộ Tổng Tham mưu về việc tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ trong các doanh nghiệp quân đội.
Ba là, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã đạt trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; bồi dưỡng, tập huấn cán bộ DQTV, giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự cho DQTV theo quy định pháp luật; tập trung bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, khả năng tổ chức, chỉ huy, huấn luyện của đội ngũ cán bộ các cấp, thực hiện huấn luyện theo phân cấp.
Bốn là, thực hiện nghiêm quy chế phối hợp hoạt động giữa các lực lượng, chế độ giao ban, thông báo tình hình, rút kinh nghiệm để nâng cao trách nhiệm, khả năng của mỗi lực lượng, giải quyết những bất cập nảy sinh, đề xuất, bổ sung vào quy chế những nội dung mới trong quá trình phối hợp hoạt động của DQTV với các lực lượng.
Năm là, bảo đảm đầy đủ kịp thời chế độ, chính sách đối với DQTV, đặc biệt ở những địa phương còn khó khăn; phấn đấu nhiều địa phương có mức đảm bảo cao hơn so với thu nhập ngày công lao động ở địa phương. Làm tốt công tác chính sách đối với những gia đình cán bộ, chiến sỹ DQTV gặp khó khăn, bị ốm đau, bị thương, từ trần hoặc hy sinh.
Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện các văn bản pháp luật về quốc phòng, quân sự địa phương, DQTV ở từng cấp; phát hiện, đề xuất, kiến nghị và có biện pháp xử lý kịp thời những nội dung bất cập, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về quốc phòng, quân sự địa phương, pháp luật về DQTV; đồng thời xác định những chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng DQTV năm tiếp theo.
[1] - Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb, Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 158.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(Chinhphu.vn) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.
Hà Trung: Triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2025
Năm 2025, huyện Hà Trung phấn đấu hoàn thành đạt và vượt mức 26 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh trật tự. Đây là thông tin tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 do UBND huyện tổ chức vào chiều ngày 2/1.
Như Xuân: Phấn đấu hoàn thành 27 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2025
Sáng ngày 2/1, UBND huyện Như Xuân triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định của UBND tỉnh, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và phát động thi đua năm 2025.
Hoằng Hóa: Sơ kết 3 năm thực hiện mô hình “Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ”
Chiều ngày 2/1/2025, huyện Hoằng Hóa đã sơ kết thực hiện mô hình “Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ” giai đoạn 2022-2024.
Thẩm định nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024
Sáng ngày 2/1/2025, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị thẩm định các xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.
Kiểm điểm cần phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm
Ngày 2/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2024, và một số nội dung quan trọng khác.
Năm 2024, các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giảm sâu so với cùng kỳ
Ngày 2/1, Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2025. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ Công an; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.
Công bố Quyết định thành lập Đảng bộ xã Đại Hùng, thành phố Sầm Sơn
Sáng 01/01/2025, Thành ủy Sầm Sơn công bố Quyết định thành lập Đảng bộ xã Đại Hùng, trực thuộc Đảng bộ thành phố Sầm Sơn.
Huyện ủy Triệu Sơn công bố các Quyết định về thành lập tổ chức Đảng
Ngày 1/1/2025, Huyện ủy Triệu Sơn đã công bố thành lập Đảng bộ xã Thọ Phú và xã Xuân Lộc sau sáp nhập xã.
Thạch Thành: công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã
Sáng 1/1/2025, huyện Thạch Thành đã công bố Quyết định thành lập xã Thạch Long.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.