Xây dựng OCOP, phát triển thương hiệu sản phẩm gắn với kinh tế tập thể
Thanh Hóa hiện có trên 1340 hợp tác xã và hàng nghìn tổ hợp tác. Các đơn vị kinh tế tập thể chủ yếu có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, nhiều Hợp tác xã, tổ hợp tác đã chú trọng phát triển sản phẩm OCOP, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao doanh thu, tạo thêm việc làm cho người lao động.
Tính đến hết tháng 3/2025, Thanh Hóa có 634 sản phẩm được xếp hạng OCOP 3-4 sao và 2 sản phẩm 5 sao. Trong số này, sản phẩm của các Chủ thể là Hợp tác xã, tổ hợp tác chiếm trên 30%. Nhiều hợp tác xã xây dựng được các chuỗi liên kết, sản xuất hàng hóa gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm mới, nhiều hợp tác xã đã chủ động đăng ký thương hiệu, tem nhãn cho các sản phẩm truyền thống, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường.

Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa, khu vực kinh tế tập thể hiện có khoảng 250 nghìn người. Chú trọng xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, các Hợp tác xã đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong hỗ trợ sản xuất, tăng lợi ích, thu nhập cho thành viên và tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Cả nước hiện có hơn 82.000 tàu cá đang hoạt động
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, hiện nay cả nước có hơn 82.000 tàu cá và 2.000 cơ sở chế biến hải sản, 78 cảng cá, 80 khu neo đậu. Nghề khai thác thủy sản đã và đang tạo việc làm cho hơn 4 triệu lao động.

Quý 1/2025, tín dụng tăng gần 614 nghìn tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, trong quý 1 năm nay, đã có gần 614 nghìn tỷ đồng vốn tín dụng được các ngân hàng cho vay ra nền kinh tế.

ADB: kinh tế Việt Nam duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định: tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định và bền vững nếu các nỗ lực cải cách thể chế toàn diện thời gian qua được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm và giá tăng cao
Trong thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Trong khi đó, nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ các dự án tăng cao. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Nhiều công trình dự án do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải mua với giá cao.

Thu nhập bình quân của người lao động tăng
Theo Cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý I/2025 là 8,3 triệu đồng/tháng, tăng 720 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2024.

Thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng
Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Thanh Hóa đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế
Xác định tầm quan trọng của công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ công tác đối ngoại. Hoạt động này đã góp phần quảng bá thông tin về vùng đất, con người và sự phát triển của Thanh Hoá đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu vật liệu xây dựng, tiến độ các dự án hạ tầng bị ảnh hưởng
Theo phản ánh của các nhà thầu thi công và chủ đầu tư, hiện nay, tình trạng thiếu vật liệu xây dựng, nhất là cát, đất đắp, đá base, đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tiến độ thi công các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Có những nhà thầu phải thi công cầm chừng do không tìm được nguồn cung trong khu vực thi công dự án; hoặc phải tìm nguồn cung từ tỉnh ngoài khiến chi phí xây dựng tăng cao. Các đơn vị thi công đề nghị tỉnh Thanh Hoá sớm có các giải pháp giải quyết tình trạng thiếu vật liệu xây dựng, để đảm bảo tiến độ thi công cho các dự án.

Huy động hơn 1.930 tỷ đồng phục vụ phát triển nông nghiệp
Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được hơn 1.933 tỷ đồng phục vụ phát triển nông nghiệp. Trong đó, hơn 717 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách Trung ương; 212 tỷ đồng nguồn vốn nước ngoài và hơn 1.004 tỷ đồng vốn đầu tư công từ ngân sách tỉnh.

Ngọc Lặc tích tụ, tập trung được 144 ha đất nông nghiệp tập trung
Trong 3 tháng đầu năm 2025, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tích tụ, tập trung được 144 ha để sản xuất nông nghiệp tập trung hướng công nghệ cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.