Xây dựng phát triển thương hiệu, nâng tầm giá trị doanh nghiệp
Hôm nay, ngày 20/4 là Ngày thương hiệu Việt Nam. Năm nay, Ngày thương hiệu Việt Nam được tổ chức với chủ đề "Thương hiệu Việt Nam: Nâng tầm những giá trị cốt lõi" nhằm tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Tại Thanh Hoá, thời gian qua, các doanh nghiệp cũng đã chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu, coi đây là chìa khoá gia tăng, nâng tầm giá trị của doanh nghiệp trên thương trường.
Với mong muốn cung cấp cho thị trường loại xi măng tốt nhất, Nhà máy xi măng Long Sơn đã được đầu tư xây dựng tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, với 4 dây chuyền đồng bộ, tổng công suất hơn 10 triệu tấn/năm. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn xác định thương hiệu là yếu tố hàng đầu, là chìa khóa tạo niềm tin với khách hàng.
Không chỉ quan tâm hiện đại hoá quy trình sản xuất để đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất, xi măng Long Sơn còn chú trọng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bao bì mẫu mã để người tiêu dùng dễ nhận diện. Quan tâm đảm bảo yếu tố môi trường xanh, sạch trong sản xuất và đặc biệt tích cực đồng hành với các hoạt động an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Nhờ vậy, thương hiệu, sản phẩm xi măng Long Sơn đã có mặt tại hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Ông Lê Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Long Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Về mặt chất lượng luôn đảm bảo tốt hơn, thứ 2 là tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin, chúng tôi cũng đang đầu tư thiết bị để đảm bảo môi trường và tiêu chí sản xuất xi măng xanh, hướng tới giá trị bền vững".
Tỉnh Thanh Hoá hiện có hơn 21.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, các doanh nghiêp đã và đang tập trung hướng đến những giá trị cốt lõi như: chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, chiến lược truyền thông makerting; xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp thông qua các giá trị đóng góp, sự sẻ chia với cộng đồng xã hội... Tỉnh Thanh Hóa cũng triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ làm thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa; đưa sản phẩm quảng bá tại các hội chợ, triển lãm. Nhờ vậy, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang hiện diện tại nhiều thị trường trong nước và quốc tế, được người tiêu dùng tin tưởng, đánh giá cao.
Ông Phạm Khánh Đạt, Quản lý sản xuất công ty Liên doanh phân bón Hữu Nghị, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đối với thương hiệu, chúng tôi xác định đây là yếu tố sống còn, thứ nhất là chúng tôi nâng cao chất lượng sản phẩm, thứ 2 mẫu mã bao bì, thứ 3 uy tín đối với người sử dụng, bên cạnh đó sẽ có chính sách bán hàng làm sao để thương hiệu Hữu Nghị thời gian tới mở rộng hơn khẳng định vị thế trên thị trường". Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc công ty cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức cho biết: "Những yếu tố chúng tôi đặc biệt quan tâm là giữ uy tín với khách hàng, quan tâm đến lợi ích của khách hàng, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng, khẳng định năng lực sản xuất của mình trên thị trường".
Thương hiệu vừa là danh dự, gương mặt đồng thời cũng là uy tín của mỗi doanh nghiệp trên thương trường. Việc định vị và xây dựng thương hiệu của mỗi doanh nghiệp là một hành trình lâu dài không đến từ ngày một, ngày hai. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ như hiện nay, việc tạo dựng thương hiệu thành công còn biểu hiện ở khát vọng, tầm nhìn của chính doanh nghiệp và lâu bền hơn chính là văn hoá cốt lõi của doanh nghiệp. Thanh Hoá cần tiếp tục bắt kịp điều này nhất là trong bối cảnh thương hiệu quốc gia có sự tăng trưởng mạnh mẽ - xếp thứ 33 trong top 121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới theo số liệu năm 2023.
Thanh Hóa: Phát triển kinh tế số chưa được như kỳ vọng
Thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hạ tầng viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế số một số ngành, lĩnh vực còn chậm, dẫn đến tốc độ phát triển của lĩnh vực này chưa được như kỳ vọng.
Hội nghị khách hàng Công ty cổ phần Tập đoàn Wingroup
Mới đây, tại Thành phố Thanh Hoá, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Wingroup đã tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thanh Hóa mở rộng liên kết sản xuất cây khoai tây vụ Đông xuân
Trong vụ đông xuân 2024 - 2025, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, người dân đã mở rộng diện tích trồng khoai tây theo hình thức liên kết chuỗi giá trị. Đây là cơ hội để nâng cao gía trị kinh tế trên đơn vị canh tác, tăng thu nhập, người dân yên tâm về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Diễn đàn doanh nhân: Tối ưu hoá nguồn lực trong doanh nghiệp
Chiều ngày 04/01, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức diễn đàn doanh nhân số 11, số đặc biệt với chủ đề: Tối ưu hoá nguồn lực trong doanh nghiệp. Chương trình đã thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp hội viên.
Thanh Hóa có trên 36.400 ha rừng đạt chứng chỉ FSC
Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.
Thanh Hóa có tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc nhóm dẫn đầu cả nước
Trên địa bàn Thanh Hóa đã nhiều dự án, nhất là các dự án chăn nuôi công nghệ cao được đưa vào khai thác và có sản phẩm cung cấp ra thị trường, góp phần đưa giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi tăng cao.
Mường Chanh - xã đầu tiên của huyện Mường Lát về đích Nông thôn mới
Xã Mường Chanh, huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa vừa được Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới tỉnh bỏ phiếu công nhận hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Đây là xã đầu tiên của huyện Mường Lát về đích Nông thôn mới, góp phần "xóa trắng" xã Nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh 2025
Năm 2025 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức đối với hoạt động của doanh nghiệp. Với kinh nghiệm vượt khó và khả năng thích ứng linh hoạt, ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng các kế hoạch kinh doanh cụ thể, tập trung đẩy mạnh sản xuất, phát triển thị trường.
Đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn phục vụ Tết
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2025. Nhu cầu về thực phẩm của người dân trong dịp Tết năm nay được dự báo tăng khoảng 20 – 30%. Thời gian này, các đơn vị phân phối, kinh doanh thực phẩm an toàn đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Từ ngày 1/1/2025, giá vé máy bay nội địa tối đa tới 4 triệu đồng/vé
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 44 quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.