Xây dựng thương hiệu cây mắc ca trên đất Thanh Hóa
Sau thời gian dài tìm hiểu, nghiên cứu về những loại cây trồng mới trên vùng đất đồi, anh Đỗ Trọng Học, xã Cát Vân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã đưa cây mắc ca vào trồng trên đất gia đình. Sau 10 năm nỗ lực cố gắng, anh Học đã xây dựng được thương hiệu mắc ca của Thanh Hóa, giúp các hộ trồng trên địa bàn tỉnh tiêu thụ ổn định, bền vững.
Anh Đỗ Trọng Học, xã Cát Vân, huyện Như Xuân cho biết: "Khi tiếp cận cây mắc ca qua các trang mạng, Đài Truyền hình Việt Nam, mục bạn nhà nông, tôi muốn phát triển kinh tế gia đình, tạo nguồn thu lớn; thay đổi một số cây trồng kém hiệu quả tại địa phương".
Nghĩ là làm, năm 2013, anh Học đã ra trung tâm giống ở Ba Vì - Hà Nội mua 300 cây giống về trồng thử nghiệm. Sau 4 năm, cây mắc ca của gia đình anh đã cho thu hoạch, với năng suất khoảng 3,5 tấn/ha. Nhận thấy loại cây trồng này phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, mang lại giá trị kinh tế vượt trội, nên anh Học tiếp tục đầu tư hơn 200 triệu đồng để phủ kín hơn 4 ha với 1.500 cây mắc ca.
Nhờ học tập kỹ thuật trong sách vở, kết hợp kinh nghiệm tích lũy nhiều năm, nên diện tích mắc ca của gia đình anh phát triển tốt, cho sản lượng 16 tấn/năm. Anh đầu tư mua máy lọc quả, máy sấy để chế biến sản phẩm tại chỗ. Anh Học cũng đã lập các trang quảng cáo, đưa sản phẩm lên zalo, facebook để bán hàng. Đến nay, sản phẩm mắc ca sấy khô của gia đình anh đã được đưa vào hệ thống cửa hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh.
Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, anh Học đã hướng dẫn kỹ thuật cho một số hộ trong xã trồng được thêm 6 ha cây mắc ca. Khi sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, năm 2022, anh liên kết với các hộ trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh thành lập Hợp tác xã Mắc ca Thành Phát, nhằm gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ. Bên cạnh đó, anh Học còn nuôi thêm 25 đàn ong, cho sản lượng 150 lít mật ong mắc ca mỗi năm.
Trung bình mỗi năm, Hợp tác xã mắc ca Thành Phát chế biến và tiêu thụ trên 6 tấn mắc ca sấy khô, với giá bán 280 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, cho lợi nhuận 25%. Hiện nay, hợp tác xã đang hoàn thiện hồ sơ chấm điểm sản phẩm OCOP năm 2023.
Nâng cao giá trị sản xuất cây ăn quả
Để nâng cao giá trị sản xuất, chất lượng sản phẩm, ngành nông nghiệp Thanh Hóa và các địa phương đã khuyến khích người dân sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ cao và liên kết sản xuất. Đến nay, diện tích cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao đạt 57,6%.
Thu hoạch vụ mùa, sản xuất vụ đông đảm bảo tiến độ, lịch thời vụ
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản thu hoạch xong diện tích lúa và cây trồng vụ mùa năm 2024. Cùng với đó, bà con nông dân tiếp tục gieo trồng cây màu vụ đông 2024-2025 và chuẩn bị cho kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân năm 2025.
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng trong năm 2025
Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng và 600-1.000 đồng/lít, kg đối với các mặt hàng dầu trong năm 2025.
Chủ động ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại
Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương, số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Ra mắt và trao vật tư cho Hợp tác xã trồng rau sạch Nhuận Thạch
Sáng ngày 06/11, tại huyện Đông Sơn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ ra mắt Hợp tác xã (HTX) trồng rau sạch Nhuận Thạch do phụ nữ tham gia quản lý xã Đông Tiến.
Thanh Hóa duy trì 1.700 ha trồng cói nguyên liệu
Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh Hóa hiện có 1.700 ha trồng cói nguyên liệu, tập trung tại các huyện Nga Sơn, Quảng Xương, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn.
Thu hoạch vụ mùa, sản xuất vụ Đông đảm bảo tiến độ, lịch thời vụ
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản thu hoạch xong diện tích lúa và cây trồng vụ mùa năm 2024. Cùng với đó, bà con nông dân tiếp tục gieo trồng cây màu vụ Đông 2024 - 2025 và chuẩn bị cho kế hoạch gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2025.
Thanh Hóa có trên 28.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC
Nhằm năng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, tăng cường quản lý rừng bền vững, những năm qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các chủ rừng tập trung nghiên cứu, lập kế hoạch triển khai quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC cho các diện tích rừng trên địa bàn tỉnh.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá khắc phục khuyết điểm theo Kết luận thanh tra
Đầu năm 2024, Thanh tra tỉnh Thanh Hoá tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá. Theo Kết luận thanh tra, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân và xây dựng phương án chấn chỉnh, khắc phục.
Doanh nghiệp đồng hành cùng các hoạt động an sinh xã hội
Cùng với đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, những năm qua, chị Nguyễn Thị Hồng, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Nước sạch Lam Sơn - Sao Vàng cùng tập thể nhân viên trong công ty luôn tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.