Xây dựng và phát triển con người xứ Thanh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng trong trong việc khơi dậy và phát huy nguồn sức mạnh nội sinh để phát triển nhanh và bền vững.
Ngay sau khi Nghị quyết 33 được ban hành, tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện, tổ chức quán triệt, triển khai rộng rãi đến các tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong toàn tỉnh. Quá trình thực hiện Nghị quyết 33 luôn được gắn với thực hiện Chỉ thị 05của Bộ Chính trị (khóa XII), Kết luận số 01- KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh; Nghị quyết TW 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, là tiêu chí để đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên hằng năm.
Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận chuyên đề quan trọng để lãnh đạo phát triển văn hóa, con người trên địa bàn. Đồng thời, chính quyền các cấp đã tập trung cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa bằng những cơ chế, chính sách cụ thể, ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện các mục tiêu về phát triển văn hóa, con người.

Trong 10 năm qua, tỉnh Thanh Hóa đầu tư trên 6.500 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước; vận động được trên 2400 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa để phát triển văn hóa, con người. Các phong trào xây dựng con người mới được tiến hành rộng khắp, tiêu biểu như: Phong trào "Xây dựng gia đình văn hoá"; "Công dân kiểu mẫu"; "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo"; "Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện"; "Xây dựng phong cách nhà giáo, trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Thanh niên tình nguyện", "Sáng tạo trẻ"…
Việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh nhằm phát triển, hoàn thiện con người được coi trọng và thực hiện đồng bộ ở gia đình, nhà trường và cộng đồng dân cư, cơ bản đã phát huy được hiệu quả. Các ngành, các cấp trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", danh hiệu "Thôn, bản, tổ dân phố kiểu mẫu". Phong trào "Xã hội học tập suốt đời", các quỹ khuyến học, khuyến tài ở dòng họ, xã, phường được nhân rộng; phát huy hiệu quả "Tết khuyến học xứ Thanh"; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào: "Uống nước, nhớ nguồn", "Đền ơn, đáp nghĩa", "Ngày vì người nghèo"...

Các địa phương đã quan tâm xây dựng môi trường sinh thái trong lành, có thẩm mĩ trong cộng đồng dân cư. Nhiều mô hình được tổ chức thực hiện có hiệu quả như: "Vườn sạch, nhà đẹp", "Đường hoa sinh thái", "Câu lạc bộ Thanh niên bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp", "Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình"…
Các hoạt động nhằm cải thiện tầm vóc, thể trạng, chất lượng cuộc sống của người dân được quan tâm tổ chức rộng khắp. Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", phong trào thể dục thể thao quần chúng được đẩy mạnh phát triển; thể thao thành tích cao của tỉnh trong những năm gần đây luôn ở vị trí tốp đầu cả nước tại các giải đấu và kỳ đại hội Thể dục thể thao toàn quốc.

Công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân tiếp tục được quan tâm; chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của tỉnh từng bước được nâng lên... Những giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng được phát huy. Đông đảo chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo đã có nhiều hoạt động trong xây dựng đời sống tinh thần gắn với các phong trào, hoạt động nhân đạo từ thiện tại địa phương...
Việc xây dựng văn hóa trong chính trị được triển khai gắn liền với việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương và của tỉnh về học tập và làm theo Bác, nêu gương của cán bộ, đảng viên, góp phần đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa trong kinh tế tập trung vào xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người lao động và lợi ích của khách hàng; phát huy năng lực sáng tạo của cá nhân trong sản xuất, kinh doanh; nâng cao trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường trong đội ngũ doanh nhân và các doanh nghiệp.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam và sắc thái văn hóa xứ Thanh được quan tâm đẩy mạnh, đảm bảo hài hòa và gắn với phát triển kinh tế, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được khôi phục và bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Toàn tỉnh có 1.535 di tích được kiểm kê và công bố; trong đó có 856 di tích được xếp hạng... Trong10 năm qua, có gần 300 di tích được tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp và phục dựng với tổng kinh phí trên 3.500 tỉ đồng. Nhiều lễ hội, trang phục truyền thống; trò chơi, trò diễn dân gian được khôi phục; đội ngũ nghệ nhân dân gian được xây dựng và phát triển.

Hệ thống bảo tàng trong tỉnh bảo quản và trưng bày hơn 32.855 hiện vật các loại qua các thời kỳ lịch sử, trong đó có khoảng 120 trống đồng thuộc loại quý hiếm và hàng nghìn hiện vật, cổ vật quý có giá trị lịch sử, văn hóa cao...
Cùng với hoạt động của trên 1.300 đội văn nghệ quần chúng và các câu lạc bộ nghệ thuật ở các địa phương trong tỉnh, tỉnh vẫn duy trì hoạt động của 08 đội chiếu phim lưu động phục vụ Nhân dân ở các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, bãi ngang... Mạng lưới thư viện từ tỉnh đến cơ sở được phát triển theo hướng hiện đại.

Đội ngũ văn nghệ sĩ Thanh Hóa liên tục trưởng thành, phát triển cả về số lượng và chất lượng, tích cực phát huy tài năng nghệ thuật và đạt được nhiều thành tích trong hoạt động sáng tạo, biểu diễn; trong 10 năm qua đã sáng tạo hơn 30.000 tác phẩm văn học nghệ thuật ở các thể loại. Thanh Hóa là tỉnh hiếm hoi trong cả nước hiện đang duy trì được 2 nhà hát với 6 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, hoạt động rất hiệu quả. Nghệ sỹ ưu tú Vũ Trọng Huỳnh, Giám đốc Nhà hát Ca-Múa-Kịch Lam Sơn cho biết: "Chúng tôi luôn trọng tâm là đưa các tiết mục ca múa nhạc kịch nói về lĩnh vực có những ảnh hưởng, những tác phẩm tuyên truyền quảng bá cho đất và người Thanh Hóa. Trong tất cả những chương trình đều phải có những bài hát về đất và người Thanh Hóa, như vậy chúng tôi cũng cảm thấy rằng Nghị quyết 33 đã tạo nên một sức lan tỏa sâu rộng, trở thành một nhu cầu tất yếu đối với tất cả các đời sống lĩnh vực của các tầng lớp Nhân Dân".

Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh, Nhà xuất bản Thanh Hóa, hệ thống đài truyền thanh cơ sở, các tạp chí khoa học, thông tin chuyên ngành văn hóa... đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, góp phần vào xây dựng và phát triển văn hóa, con người xứ Thanh. Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch và trường ĐH Hồng Đức đóng góp tích cực vào việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và đất nước, trong đó chú trọng đào tạo các chuyên ngành về văn hóa, công tác nghiên cứu lý luận phê bình văn học.
Tỉnh đã ban hành các chính sách nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho công nghiệp văn hóa phát triển, từ đó khai thác, phát huy những tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa Thanh Hóa gắn với du lịch, dịch vụ. Hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại được tỉnh Thanh Hóa quan tâm thực hiện. Trong 10 năm qua, tỉnh đã đăng cai tổ chức nhiều sự kiện văn hóa mang tầm quốc gia và quốc tế.

Những kết quả toàn diện sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 33 đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát kinh tế - văn hóa của Thanh Hóa thời gian qua. Đặc biệt trong giai đoạn 2021 - 2023, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm ước đạt 9,69%, đứng thứ 5 cả nước; Quy mô GRDP năm 2023 gấp 1,5 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 3.067 USD, gấp 1,42 lần năm 2020.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 33 của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong giai đoạn tới, mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì xây dựng Đề án về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới, đồng thời tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết về vấn đề này. Dự thảo xác định mục tiêu chung là: Xây dựng, phát triển toàn diện văn hóa, con người Thanh Hóa, hướng đến các giá trị chân - thiện - mĩ, trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống lịch sử, cách mạng của quê hương, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền trong tỉnh. Chăm lo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, tiến bộ trong gia đình, dòng họ, khu dân cư, các cơ quan, đơn vị. Xây dựng nền văn học - nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng có chất lượng cao mang đậm sắc thái xứ Thanh...

Có thể khẳng định, việc xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới vừa là mục tiêu, vừa là động lực để Thanh Hóa phát triển nhanh và bền vững, từng bước trở thành tỉnh giầu đẹp, văn minh, hiện đại, một cực tăng trưởng mới trong tứ giác kinh tế phía Bắc của Tổ quốc, và sớm trở thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.

Thành phố Thanh Hóa trao giải cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chiều ngày 13/6, Ban Chỉ đạo 35 Thành ủy thành phố đã Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn thành phố năm 2025. Sau gần 6 tháng triển khai, đã có 1.800 bài tham gia dự thi.

Thành phố Thanh Hóa tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025
Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc thi, thành phố Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng năm 2025 cấp thành phố một cách bài bản, nghiêm túc, qua đó lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất gửi tham gia cuộc thi cấp tỉnh.

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Cuộc vận động động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 – 2025 đang bước vào giai đoạn nước rút. Để hoàn thành mục tiêu đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục tập trung huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang cùng các doanh nghiệp và người dân địa phương tham gia giúp đỡ về ngày công, tinh thần, vật chất để giúp các hộ nghèo có nơi an cư, lạc nghiệp.

Trường Chính trị Tỉnh vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ
"Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Người khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng". Đối với công tác cán bộ, Người đã để lại cho chúng ta những chỉ dẫn sâu xắc, chu đáo về từng mặt, từ mục đích, động cơ học tập đến nội dung, phương pháp huấn luyện, đào tạo; từ việc mở lớp đến việc dạy và học. Người nói rõ, học để làm việc, làm người rồi mới để làm cán bộ. Trước tiên, học để đáp ứng công việc, công việc thì ngày càng mới, càng khó, cho nên việc học là suốt đời…."

Thạch Thành khai thác tiềm năng, phát triển du lịch
Nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, trong những năm qua, Đảng bộ huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường công tác lãnh đạo, triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, đề án phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước tăng tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ trong cơ cấu phát triển kinh tế của địa phương.

Đảng bộ Kiểm toán nhà nước - Vươn mình cùng đất nước
Kiến nghị xử lý tài chính 281.808 tỷ đồng; kiến nghị rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế sửa đổi, bổ sung 1.048 văn bản không hoặc chưa phù hợp nhằm bịt lỗ hổng tránh thất thoát lãng phí; tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán bình quân trong cả nhiệm kỳ là 81%, cao hơn so với bình quân của nhiệm kỳ trước; đề xuất thay đổi nhiều cơ chế chính sách quản lý thông qua công tác kiểm toán, đặc biệt là qua các cuộc kiểm toán chuyên đề. Một nhiệm kỳ với nhiều tác động ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, song Đảng ủy kiểm toán nhà nước đã tập trung lãnh đạo toàn ngành đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc toàn diện Nghị quyết đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiếp tục khẳng định niềm tin, vị trí, vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra kiểm soát việc quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng chống tham nhũng lãng phí tiêu cực.

Vai trò nòng cốt của Bí thư Chi bộ trong xây dựng Đảng ở cơ sở
Trong hệ thống chính trị ở cơ sở, Chi bộ Đảng là nơi trực tiếp lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng. Trong đó, Bí thư Chi bộ chính là hạt nhân nòng cốt trong công cuộc xây dựng Đảng vững mạnh từ cơ sở. Thanh Hóa hiện có hơn 4.300 Bí thư Chi bộ ở khu dân cư. Là cầu nối gắn kết ý Đảng – lòng dân ở cơ sở, hầu hết các Bí thư Chi bộ đều tâm huyết, trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại địa phương.

Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh Thanh Hoá học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Tháng 02 năm 2025, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh được thành lập theo Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá, trên cơ sở kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, gồm 22 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc với 904 đảng viên. Kế thừa truyền thống và những kết quả đã đạt được, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, xuyên suốt các nhiệm kỳ, từng năm công tác và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Thực hành tiết kiệm
Trân trọng giới thiệu bài viết "Thực hành tiết kiệm" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trao giải sáng tác, quảng bá tác phẩm về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"
Chiều 30/5, Ban Tuyên giáo và Dân dận Tỉnh uỷ tổ chức tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đợt II (2023 - 2025). Đồng chí Đào Xuân Yên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải thưởng cấp tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.