Xem lại hình ảnh lần đầu tiên Việt Nam đón - tiễn nguyên thủ quốc gia tại ga tàu hỏa
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thực hiện nghi thức đón - tiễn một nguyên thủ quốc gia - Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un - tại ga tàu hỏa. Sau chuyến công du Việt Nam kéo dài 5 ngày, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã nói lời cảm ơn chân thành vì Việt Nam đã dành cho ông sự tiếp đón trọng thị, thân tình và hữu nghị.
Việt Nam và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1950. Đây là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Ga đường sắt ở biên giới Đồng Đăng - Lạng Sơn giáp với Trung Quốc rạng sáng ngày 26/2, chờ đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu tới Việt Nam (ảnh: Đoàn Dương Quân)
Năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến thăm hữu nghị chính thức Triều Tiên lần đầu tiên. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành - người sáng lập đất nước Triều Tiên (ông nội của Chủ tịch Kim Jong-un) lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam năm 1958 và thăm không chính thức năm 1964.
Theo truyền thông quốc tế, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam năm 1958, cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành cũng thực hiện một hành trình dài bằng tàu hỏa. Ông khởi hành từ Bình Nhưỡng theo tuyến đường sắt liên vận và dừng lại ở Quảng Châu - tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, từ Quảng Châu, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành lên máy bay tiếp tục hành trình tới Hà Nội. Chuyến đi tới Việt Nam 6 năm sau của ông Kim Nhật Thành cũng là bằng máy bay.
Sau 61 năm, hậu duệ của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành là Chủ tịch Kim Jong-un có chuyến thăm hữu nghị chính thức đầu tiên tới Việt Nam, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Trong khi nguyên thủ các quốc gia trên thế giới đều sử dụng chuyên cơ riêng hay "siêu máy bay" để công du nước ngoài, thì nhà lãnh đạo Triều Tiên quyết định chọn tàu hỏa là phương tiện đi lại tối ưu của mình. Công du tới Việt Nam lần này, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã vượt hơn 4.500 km từ Bình Nhưỡng qua 7 tỉnh, thành của Trung Quốc đến ga biên giới của Việt Nam, với hành trình kéo dài hơn 2 ngày.
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) cho biết, Triều Tiên có 6 đoàn tàu tương tự để phục vụ nhà lãnh đạo. Mỗi lần di chuyển sẽ có 3 đoàn tàu phục vụ, bao gồm 2 đoàn tàu hộ tống trước và sau cho đoàn tàu chở ông Kim. Đoàn tàu chở nhà lãnh đạo Triều Tiên ước tính có tốc độ tối đa khoảng 60 km/h.
Đoàn tàu đặc biệt chở nhà lãnh đạo Triều Tiên bao gồm 17-21 toa được bọc thép, có thể tránh radar hoặc các thiết bị do thám, có sẵn xe và máy bay trực thăng để di tản trong trường hợp khẩn cấp.
Sàn của đoàn tàu đặc biệt có thể chịu được mìn chống tăng, mỗi toa tàu đều được bọc thép chống đạn nên trọng lượng của chúng sẽ nặng hơn các tòa tàu bình thường hàng nghìn kg. Tàu có các phòng họp, phòng ngủ, phòng tiếp khách, được trang bị điện thoại vệ tinh và tivi để phục vụ cho các hoạt động của nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Sau khi chở nhà lãnh đạo Triều Tiên tới Đồng Đăng, ngay trong ngày 26/2, đoàn tàu đặc biệt của ông Kim Jong-un đã quay đầu trở lại bên kia biên giới Trung Quốc và lưu trú tại ga Bằng Tường, đoàn tàu được cho là có các hoạt động bảo dưỡng kỹ thuật.
Sáng 2/3, đoàn tàu trở lại ga Đồng Đăng để đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên về nước.

Đoàn tàu bọc thép đặc biệt đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên thực hiện chuyến công du tới Việt Nam (ảnh: Như Quỳnh)
Trên thực tế, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Triều Triên diễn ra từ 1/3-2/3, tuy nhiên ông Kim Jong-un đã đến Việt Nam sớm hơn 3 ngày để tham dự cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump bàn về việc giải trừ vũ khí hạt nhân và thiết lập hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Chiều 2/3, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, trước khi lên đường về nước, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã cảm ơn chân thành tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho cá nhân ông và Đoàn sự tiếp đón trọng thị, thân tình và hữu nghị.
Dưới đây là những hình ảnh lần đầu tiên Việt Nam thực hiện đón - tiễn một vị nguyên thủ quốc gia tại ga tàu hỏa:

Chuyến tàu đặc biệt chở Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đến ga Đồng Đăng lúc hơn 8h sáng ngày 26/2, sau khi vượt hành trình dài 4.500km từ Bình Nhưỡng, qua 7 tỉnh thành phố của Trung Quốc tới Việt Nam (ảnh: Đoàn Dương Quân)

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thực hiện nghi thức đón một nguyên thủ quốc gia tại ga tàu hỏa. Lãnh đạo cấp cao đón Chủ tịch Triều Tiên đến Việt Nam tại ga Đồng Đăng là ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương (ảnh: Đoàn Dương Quân)

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Triều Triên diễn ra từ 1/3-2/3, tuy nhiên ông Kim Jong-un đã đến Việt Nam sớm hơn 3 ngày để tham dự cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump. (ảnh: Đoàn Dương Quân)

Tháp tùng ông Kim Jong-un sang Việt Nam là đoàn lãnh đạo cấp cao và dàn an ninh dày đặc của Triều Tiên (ảnh: Đoàn Dương Quân)

Sáng 2/3, sau 5 ngày công du tại Việt Nam và kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un lên đường rời Hà Nội, trong quá trình di chuyển ông Kim đã hạ kính ô tô vẫy tay chào người dân. Sau đó, Chủ tịch Triều Tiên tiếp tục đi ô tô tới ga Đồng Đăng và trở về nước bằng tàu hỏa (ảnh: Trọng Trinh)









Đoàn tàu bọc thép chở Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un rời Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thực hiện nghi thức đón-tiễn một nguyên thủ quốc gia tại ga tàu hỏa (ảnh: Như Quỳnh)
Châu Như Quỳnh/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng thống Zelensky: Mỹ không chuyển 20.000 tên lửa chống UAV cho Ukraine như đã hứa
Trong bối cảnh Chiến sự Nga - Ukraine những ngày qua leo thang nghiêm trọng với các đòn không kích quy mô lớn bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/6 xác nhận rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển 20.000 tên lửa chống chống thiết bị bay không người lái UAV cho lực lượng Mỹ ở Trung Đông, thay vì viện trợ Ukraine như đã hứa.

Iran cảnh báo cắt giảm hợp tác nếu IAEA thông qua nghị quyết chống Tehran
Ngày 8/6, Giới chức Iran cảnh báo nước này sẽ giảm hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nếu tổ chức này thông qua nghị quyết chống lại Iran.

Tổng thống Mỹ: Thực hiện mọi hành động cần thiết để ‘giải phóng” Los Angeles
Tình hình căng thẳng tại Los Angeles chưa có dấu hiệu dừng lại khi ngày 8/6, Tổng thống Doanld Trump thông báo ông đã chỉ đạo, huy động nhiều bộ ngành liên quan của Mỹ trong việc giải quyết tình trạng mà ông gọi là “bị xâm lược và chiếm đóng” tại Los Angeles.

Trung Quốc lắp đặt giàn dầu khí lớn nhất trên biển Bột Hải
Ngày 8/6, Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Dầu khí Ngoài khơi có trụ sở tại Thiên Tân, Trung Quốc, thông báo, giàn xử lý trung tâm cho giai đoạn I của mỏ dầu Kenli 10-2 đã hoàn tất lắp đặt nổi thành công, phá kỷ lục về cả kích thước và trọng lượng lắp đặt giàn khoan dầu khí ngoài khơi ở khu vực biển Bột Hải.

Israel phá hủy nhiều nhà cửa của người Palestine ở Bờ Tây
Trong ngày 8/6, quân đội Israel vẫn duy trì tác chiến cường độ cao tại dải Gaza, quân đội Israel liên tục đẩy mạnh hoạt động trấn áp người Palestine ở khu Bờ Tây, bao gồm phá hủy nhà cửa và các công trình dân sự.

Afghanistan: Kabul có nguy cơ trở thành thành phố đầu tiên cạn kiệt nước
Ngày 8/6, theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Mercy Corps, các chuyên gia vừa đưa ra cảnh báo, Thủ đô Kabul của Afghanistan có thể trở thành thành phố đầu tiên hoàn toàn cạn kiệt nước trong thời kỳ hiện đại.

Mỹ triển khai 2.000 vệ binh quốc gia ứng phó với làn sóng biểu tình ở Los Angeles
Nhằm đối phó với các cuộc biểu tình phản đối truy quét người nhập cư của chính phủ bùng phát tại Los Angeles, Tổng thống Trump quyết định triển khai 2.000 binh sĩ vệ binh quốc gia tới khu vực này.

Iran sẵn sàng cho phép thanh tra hạt nhân nhưng không chấp nhận sự ép buộc
Ngày 7/6, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian khẳng định, Iran “sẵn sàng cho phép thanh tra các cơ sở hạt nhân” của nước này, đặc biệt là từ phía Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, Iran không chấp nhận bất kỳ hình thức ép buộc, bắt nạt hay áp đặt từ bên ngoài.

Nhật Bản phát minh ra loại nhựa mới có thể phân hủy nhanh trong đại dương
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa công bố một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với việc phát minh ra loại nhựa có khả năng phân hủy nhanh trong đại dương. Đây là sản phẩm do Viện RIKEN và Đại học Tokyo hợp tác phát triển, mang lại hy vọng lớn trong cuộc chiến chống ô nhiễm rác thải nhựa toàn cầu.

Các nhà khoa học Australia phát triển xét nghiệm máu mới giúp phát hiện sớm ung thư buồng trứng
Các nhà khoa học Australia đã công bố phương pháp xét nghiệm máu mang tính đột phá, có thể cứu sống hàng nghìn phụ nữ- nhờ khả năng phát hiện sớm ung thư buồng trứng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.