Xếp hạng chuyển đổi số cấp sở ngành, UBND cấp huyện – động lực để các đơn vị, địa phương nỗ lực thực hiện chuyển đổi số
Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã công bố Bảng đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện năm 2022. Bảng xếp hạng này không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực, kết quả thực hiện chuyển đổi số của các đơn vị, địa phương trong thời gian qua; mà còn là cơ sở quan trọng để giúp các sở ngành, địa phương cấp huyện nắm bắt được thực trạng chuyển đổi số của đơn vị mình, từ đó đề ra các mục tiêu và giải pháp phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để nâng cao thứ hạng trong thời gian tới.
Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số UBND cấp huyện bao gồm 2 nhóm, 8 chỉ số đánh giá chính, với 63 chỉ số thành phần. Thang điểm đánh giá đối với bộ chỉ số chuyển đổi số UBND cấp huyện là 1.000 điểm. Trong đó, thành phố Thanh Hóa là đơn vị đứng đầu bảng xếp hạng, với điểm chỉ số cao nhất là 848,6 điểm.
Ngoài những lợi thế sẵn có của đô thị trung tâm, thì thành phố Thanh Hóa cũng phải rất nỗ lực, cố gắng trong từng nhiệm vụ để có thể đạt vị trí tiên phong dẫn đầu về chuyển đổi số. Theo đó, thành phố Thanh Hóa đã tập trung đầu tư hạ tầng số, thúc đẩy chính quyền số. Đến nay, 100% các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố đều đã được trang bị hệ thống máy tính, mạng nội bộ, kết nối internet để triển khai các ứng dụng phục vụ công việc. Trên 90% số hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa; giúp người dân theo dõi và thực hiện dễ dàng hơn. Những cố gắng trong thực hiện chính quyền số đã giúp thành phố Thanh Hóa giành được số điểm khá cao đối với Chỉ số thành phần về hoạt động chính quyền số với 171,45 điểm trên thang điểm tối đa là 200 điểm.
Anh Nguyễn Thanh Hùng - Phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Tôi đến đây làm thủ tục nhiều lần, thấy rất thuận lợi, máy móc đầy đủ, cán bộ có thái độ tốt khi giao tiếp với công dân".
Theo Kết quả xếp hạng mức độ chuyển đổi số của UBND 27 huyện thị, thành phố trên địa bàn tỉnh năm 2022, thì nhóm các địa phương đứng đầu ngoài thành phố Thanh Hóa còn có các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Như Thanh và thị xã Nghi Sơn. Cũng từ kết quả xếp hạng này có thể thấy, các địa phương có mức độ chuyển đổi số thấp thường là những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các địa phương với những chỉ số cụ thể, rõ ràng sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương nhìn nhận, nắm bắt lại tình hình chuyển đổi số của mình; từ đó có thể đưa ra những giải pháp cải thiện từng chỉ số sao cho phù hợp với thực tế của địa phương.
Bà Phạm Thị Việt Nga - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Kết quả này chỉ là bước khởi đầu. Thành phố Thanh Hóa có thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn nội tại, thành phố cũng cần phải có những giải pháp để duy trì và giữ vững vị trí đứng đầu".
Bên cạnh việc xếp hạng mức độ chuyển đổi số của UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa cũng đã thực hiện đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số năm 2022 đối với 20 đơn vị thuộc khối các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Theo kết quả này, các sở ngành có mức độ chuyển đổi số cao thường là những đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp và dịch vụ số trong lĩnh vực hành chính, cung cấp được nhiều dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Còn những sở, ban ngành có mức độ chuyển đổi số thấp là những đơn vị chưa triển khai được nhiều giải pháp và dịch vụ số trong các lĩnh vực của mình. Với Bảng xếp hạng mức độ chuyển đổi số lần này, các sở ban ngành xếp thứ hạng thấp cũng cần nhìn nhận lại những kết quả cũng như hạn chế trong công tác chuyển đổi số của đơn vị mình, từ đó có những giải pháp cải thiện các chỉ số trong thời gian tới.
Để thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục đề ra các giải pháp để cải thiện các tiêu chí trong Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số cấp sở ngành, UBND huyện. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục đầu tư hạ tầng số, các nền tảng số… phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, hướng tới phục vụ doanh nghiệp, người dân tốt hơn.
Lan tỏa các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng
Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động, đưa hoạt động nhân đạo đi vào chiều sâu, tập trung chăm lo, hỗ trợ hộ có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế, bệnh nhân nghèo để họ vươn lên, ổn định cuộc sống. Đó là những ưu tiên trong hoạt động nhân đạo, từ thiện mà Hội Chữ thập đỏ các cấp tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện thời gian qua. Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1046 – 23/11/2024), 67 năm ngày thành lập Hội Chữ thập tỉnh, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những kết quả nổi bật mà Hội chữ thập đỏ các cấp thực hiện trong năm 2024.
Hàng chục địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai của người dân
Theo thông tin từ Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ về tiến độ triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai của các địa phương, tính đến hết tháng 9 năm nay, mới chỉ có 14 tỉnh thành đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch; 46 triệu thửa đất được hoàn thành số hóa, tại 461/705 huyện trên toàn quốc.
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển toàn cầu
Dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market (Mỹ) cho biết: Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.