ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Xóa bỏ tình trạng thụ động trong học tập của sinh viên

Tình trạng thụ động trong học tập, ít quan tâm đến mục đích từng môn học; không đọc tài liệu, tìm hiểu về bài học trước khi đến lớp nghe giảng … còn tồn tại ở không ít sinh viên hiện nay. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập.

05/03/2016 08:15
1_VEKD.jpg
PGS Bùi Loan Thùy (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn HCM) cho rằng: Để xóa bỏ hoàn toàn tình trạng thụ động trong học tập hiện nay của sinh, cần phải cương quyết thực hiện đồng bộ một số giải pháp, từ nhà trường cho đến giảng viên và bản thân mỗi sinh viên.

Cho phép sinh viên linh hoạt lựa chọn giảng viên

Nhà trường cần đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ. Các Khoa/bộ môn cần tăng số lượng các môn học tự chọn, cung cấp thông tin đầy đủ liên quan đến mỗi môn học để sinh viên có thể chủ động linh hoạt xây dựng lộ trình học tập cho mình.

Phòng Đào tạo cung cấp thông tin về giảng viên khi sinh viên đăng ký học phần, tiến tới cho phép sinh viên linh hoạt lựa chọn giảng viên.

Ban cố vấn học tập cần hoạt động tích cực, năng động, gần gũi hơn với sinh viên để hướng dẫn cho sinh viên hiểu rõ chương trình học, tư vấn cho sinh viên xây dựng một lộ trình học tập phù hợp với bản thân. Lập kế hoạch thời gian học tập hợp lý, cụ thể và tuân theo kế hoạch đó.

Phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên phải tăng cường giáo dục về những yêu cầu mới của giáo dục đại học để sinh viên nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của học chế tín chỉ đối với lợi ích của chính họ.

Phòng Quản trị Thiết bị tăng cường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các thiết bị công nghệ ở dạng sẵn sàng phục vụ đào tạo và nghiên cứu.

Thư viện trường phải nhanh chóng hoàn thiện cơ sở dữ liệu các môn học, phát triển mạnh các sản phẩm và dịch vụ thông tin điện tử, tăng cường chất lượng kho tài liệu phục vụ các chuyên ngành đào tạo hẹp, hướng dẫn sinh viên tra cứu tìm tin thành thạo bằng cả phương tiện truyền thống và hiện đại.

Hướng dẫn sinh viên tư duy phản biện

Giảng viên cần giúp sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học, cải thiện sự thụ động bằng cách:

Hướng dẫn sinh viên tư duy phản biện, cách suy nghĩ phê phán, suy nghĩ theo hướng khác, lật ngược lại vấn đề. Khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi, nêu ý kiến, nghĩ ra nhiều phương pháp giải quyết vấn đề. Khuyến khích sinh viên có ý tưởng mới, chính kiến riêng và cho phép lập luận bảo vệ chính kiến đó.

Hướng dẫn sinh viên ý thức sâu sắc về việc học tập của bản thân, tìm hiểu chương trình học được sắp xếp như thế nào và vì sao lại được sắp xếp như vậy. Giúp sinh viên hiểu một cách sâu sắc về mục đích của môn học từ đó có phương pháp học cũng như thái độ học tập tích cực, phù hợp.

Ra các câu hỏi trước, yêu cầu sinh viên phải chuẩn bị trước khi đến lớp, buộc sinh viên phải vào thư viện đọc tài liệu, tra cứu trên mạng internet, thảo luận với bạn bè để tìm ra câu trả lời.

Nhiệt tình giải đáp khi sinh viên thắc mắc. Thường xuyên cập nhật thông tin mới về nội dung môn học cho sinh viên. Mở rộng và phân tích nhiều vấn đề liên quan không có trong giáo trình, gần gũi cuộc sống thực tế.

Buộc sinh viên phải liên hệ những gì đang học với những gì đã học, tìm cách áp dụng kiến thức vào thực tế, liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn.

Trường hợp giữa lý thuyết và thực tiễn không ăn khớp nhau thì buộc sinh viên phải tự tìm hiểu để tìm ra câu trả lời cho chính họ, gợi mở các hướng giải quyết khi sinh viên tranh luận.

Đòi hỏi sinh viên sự tập trung cao trong lúc nghe giảng, thuyết trình, cẩn thận khi làm bài thực hành.

Tạo cho sinh viên cơ hội cộng tác và làm việc theo nhóm, giúp họ làm quen với việc hợp tác, với việc tôn trọng quan điểm của nhau, biết cách thỏa thuận, đàm phán để đạt tới mục đích chung.

Tạo hứng thú cho sinh viên đối với bài giảng bằng những câu chuyện nhỏ của thực tế, sự hài hước…

Đoàn, Hội không nên chỉ tập trung vào các sinh họat bề nổi

Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên không nên chỉ tập trung vào các sinh hoạt mang tính bề nổi, phong trào mà phải đưa ra thêm các hướng sinh họat cộng đồng nhằm phục vụ cho việc học tập theo các chuyên đề nhất định, vào việc trau dồi các phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp của từng ngành, các kỹ năng mềm trong cuộc sống, thúc đẩy đổi mới phương pháp học tập.

Cần coi nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu thật tốt chính là nhiệm vụ chính trị hàng đầu cần phải hoàn thành trong thời gian theo học tại trường.

Những lưu ý giúp sinh viên tự khắc phục sự thụ động

Hiện nay hầu hết học sinh giỏi, xuất sắc nhằm vào các ngành thời thượng; học sinh yếu hơn thì chọn các ngành có điểm chuẩn thấp hơn để cố sao đậu vào đại học nên số sinh viên thụ động thường tập trung vào các ngành này. Để tự khắc phục sự thụ động của mình, bản thân sinh viên cần phải:

Xác định rõ ràng mục đích và động cơ học tập của mình ngay cả khi bản thân nhận thấy mình chưa thật phù hợp với tính chất ngành nghề đang theo học để không có thái độ buông thả trong quá trình học tập của mình.

Thay đổi phương pháp học "truyền thống" là "nghe, chép và học thuộc" bằng tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài, phát biểu ý kiến hoặc tham gia tranh luận trong nhóm, liên hệ những kiến thức được học với thực tế, hoặc tìm cách áp dụng vào thực tế .

Trau dồi những kỹ năng học tập cần thiết, đặc biệt là kỹ năng đọc, lọc thông tin, tra cứu thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình.

Luôn đặt những câu hỏi “Tại sao?”, “Như thế nào?”..., cố gắng tìm hiểu câu trả lời cho những vấn đề mình quan tâm, thắc mắc. Mỗi khi giảng viên đặt câu hỏi, cần tích cực động não trả lời.

Dù đào tạo theo niên chế hay tín chỉ, muốn xóa bỏ được hoàn toàn tình trạng thụ động trong học tập của sinh viên đều phụ thuộc vào 2 đối tượng quan trọng nhất: Thầy - trò, trong mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau, đó là thầy định hướng, trò làm việc.

Đối với học chế tín chỉ, cường độ lao động của cả thầy - trò đều cao hơn niên chế, việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện của cả thầy lẫn trò sẽ ngày càng nhiều hơn.

Vì vậy nếu nhà trường đặc biệt lưu tâm đến việc tăng cường các tiện nghi phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo, chăm sóc tốt về y tế, quản lý tốt cơ sở vật chất và con người thì chắc chắn chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao dần từng bước.

Hải Bình/Giaoduc&Thoidai


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Gần 1,2 tỷ đồng ủng hộ Quỹ khuyến học Lê Văn Hưu

Gần 1,2 tỷ đồng ủng hộ Quỹ khuyến học Lê Văn Hưu

15:11 , 08/02/2025

Chiều ngày 7/2, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức lễ ra mắt quỹ Khuyến học, khuyến tài Lê Văn Hưu; tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi năm học 2024 - 2025 và phát động Tết Khuyến học năm 2025.

Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy đợt 2

Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy đợt 2

09:31 , 08/02/2025

Đại học Bách khoa Hà Nội đã mở cổng đăng ký thi đánh giá tư duy (TSA) đợt 2. Thí sinh dự thi vào ngày 8 - 9/3. Địa điểm thi ở 13 tỉnh, thành, trong đó có Thanh Hóa.

Tết khuyến học – Nét đẹp văn hóa ngày Xuân

Tết khuyến học – Nét đẹp văn hóa ngày Xuân

20:19 , 07/02/2025

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, phong trào “Tết khuyến học” lại diễn ra sôi nổi và lan tỏa ở các địa phương, dòng họ, khu dân cư, trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là nét đẹp truyền thống của “đất Thanh - đất học” nhằm tôn vinh sự học, khích lệ các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động khuyến học khuyến tài, chăm lo cho con cháu học hành thành đạt để góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý dạy thêm, học thêm

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý dạy thêm, học thêm

10:16 , 07/02/2025

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. Công điện yêu cầu các địa phương hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trong tháng 2/2025.

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2025

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2025

08:43 , 06/02/2025

Từ tháng 2/2025, nhiều chính sách mới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo chính thức có hiệu lực.

Thêm nhiều địa phương chốt tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10

Thêm nhiều địa phương chốt tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10

09:43 , 05/02/2025

Tính đến thời điểm hiện tại đã có 10 địa phương trên cả nước công bố môn thi thứ ba trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 - 2026. Môn được lựa chọn đều là Ngoại ngữ.

Học sinh Thanh Hóa trở lại trường học sau Tết

Học sinh Thanh Hóa trở lại trường học sau Tết

08:15 , 04/02/2025

Sau kỳ nghỉ Tết, vào ngày 3/2, học sinh các cấp học tại tỉnh Thanh Hoá đã quay trở lại trường. Để tạo không khí vui tươi phấn khởi cho 1 năm mới, nhiều trường học đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa.

Trường Đại học Phenikaa tư vấn, hướng nghiệp tại Thanh Hoá

Trường Đại học Phenikaa tư vấn, hướng nghiệp tại Thanh Hoá

17:09 , 02/02/2025

Trong năm học 2024 - 2025, sinh viên người Thanh Hoá xếp thứ 2 trong tổng số sinh viên nhập học tại trường Đại học Phenikaa. Xác định trong những năm học tới, Thanh Hoá tiếp tục là một trong những địa bàn trọng điểm tuyển sinh, đồng thời tỉnh cũng đang cần nguồn lao động chất lượng cao, nhất là các ngành nghề mới. Mới đây, trường Đại học Phenikaa đã có mặt tại trường Đại học Hồng Đức, tham gia tư vấn hướng nghiệp cho hơn 5.000 học sinh THPT trên địa bàn tỉnh.

Khuyến học khuyến tài – 25 năm chắp cánh ước mơ

Khuyến học khuyến tài – 25 năm chắp cánh ước mơ

15:52 , 02/02/2025

Một mùa xuân mới đã về trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Trong không khí hân hoan của những ngày đầu xuân, những người làm công tác khuyến học, khuyến tài không khỏi xúc động, tự hào khi nhìn lại thành quả sau chặng đường miệt mài lan tỏa tinh thần hiếu học đến mọi người, mọi nhà. Với nhiều hoạt động sôi nổi, phong trào khuyến học khuyến tài đã góp phần gieo những hạt giống, ươm những mầm cây tri thức trên mọi nẻo đường, để quả ngọt tiếp tục chín rộ trong các mùa xuân sau.

Trải nghiệm Tết cổ truyền trong trường học

Trải nghiệm Tết cổ truyền trong trường học

15:37 , 02/02/2025

Những năm gần đây, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm Tết cổ truyền trong trường học. Đây không chỉ tạo sân chơi bổ ích cho học sinh về truyền thống văn hóa ngày Tết của dân tộc mà còn giúp các nhà trường thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.