Xoài chín rộ, giá rẻ "không tưởng" chỉ 5.000 đồng/kg
Giá xoài thu mua tại vườn chỉ 5.000 đồng/kg, bán lẻ chỉ 8.000 – 10.000 đồng/kg. Giá xoài sụt giảm "thê thảm" là do việc xuất khẩu, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh.

Nhấn để phóng to ảnh
Xoài giá rẻ bán đầy các vỉa hè ở TPHCM, Long An. Ảnh: Đại Việt
Thời gian gần đây, nông dân ở nhiều tỉnh ở khu vực Nam bộ “ồ ạt” bước vào mùa thu hoạch xoài. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 nên tình hình tiêu thụ xoài gặp nhiều khó khăn khiến giá xoài rớt xuống “đáy”.
Bà Lưu Thị Ngon (ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Long An) cho biết, gia đình bà đang trồng loại xoài Cóc. Xoài chín rộ nên gia đình bà đang tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên, giá thương lái thu mua tận vườn chỉ 5.000 đồng/kg.
“Thương lái thu mua rẻ quá nên tôi tự mang xoài ra ngoài bán. Mỗi ký xoài tôi bán lẻ với giá 8.000 đồng. Đây là giá thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Những năm trước, xoài bán lẻ có giá từ 12.000 – 15.000 đồng/kg”, bà Ngon nói.
Theo bà Ngon, do xoài của gia đình không có nhiều nên bà có thể đi bán lẻ như vậy. Tuy nhiên, những gia đình trồng nhiều xoài phải phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.

Nhấn để phóng to ảnh
Giá xoài thu mua tại vườn chỉ 5.000 đồng/kg. Ảnh: Đại Việt
Ông Nguyễn Thuận, một thương lái tại tỉnh Long An cho biết, ông đang thu mua xoài keo với giá 4.000 – 5.000 đồng/kg, xoài Cát Chu giá từ 9.000 – 10.000 đồng/kg, xoài Đài Loan 12.000 – 14.000 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc giá 15.000 – 17.000 đồng/kg.
“Năm nay, xuất khẩu xoài gặp nhiều khó khăn nên xoài chủ yếu bán trong nước. Xoài thì nhiều mà bán thì khó nên giá giảm mạnh. Giá xoài năm trước phải cao hơn 50 – 70% so với năm nay”, ông Thuận nói.

Nhấn để phóng to ảnh
Xoài chín cây, bán lẻ chỉ 8.000 đồng/kg. Ảnh: Đại Việt
Tại TPHCM, xoài giá rẻ cũng bán đầy các vỉa hè. Trên các tuyến đường như Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp, Bình Thạnh), Cách Mạng Tháng Tám (quận 3, quận 10), Trường Chinh (quận Tân Bình)… nhiều xe đẩy bán xoài “di động” treo bảng 10.000 – 15.000 đồng/kg.
Chị Nga, một người bán xoài trên đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 3) chia sẻ, chị chủ yếu bán loại xoài keo vì xoài keo khi còn xanh có vị giòn, “chua chua, ngọt ngọt”. Khi chín thì xoài keo có vị ngọt dễ ăn.
“Xoài chín thì giá 10.000 đồng/kg, xoài xanh thì giá 15.000 đồng/kg. Năm ngoái, xoài keo có giá không dưới 20.000 đồng/kg. Năm nay xoài nhiều nên giá rẻ. Mỗi ngày tôi bán từ 50 – 70kg”, chị Nga nói.

Nhấn để phóng to ảnh
Tại TPHCM, xoài chín chỉ có giá 10.000 đồng/kg. Ảnh: Đại Việt
Theo ghi nhận của PV Dân trí, giá xoài bán tại các siêu thị và chợ đầu mối nông sản vẫn ở mức cao.
Cụ thể, tại các siêu thị, xoài cát chu giá 24.000 đồng/kg, xoài keo da vàng 29.000 đồng/kg, xoài Tứ Quý 35.000 đồng/kg, xoài Thái 37.000 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc 53.000 đồng/kg…
Đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết, mỗi ngày chợ đầu mối này nhập trên dưới 200 tấn xoài các loại.
Giá xoài ghép, xoài keo đang ở mức 6.000 – 7.000 đồng/kg, xoài cát chu giá 15.000 đồng/kg, xoài thái xanh 20.000 – 25.000 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc 30.000 – 40.000 đồng/kg. Xoài nhập về chợ đầu mối Thủ Đức chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ và tỉnh Đồng Nai.

Nhấn để phóng to ảnh
Giá xoài tại các siêu thị vẫn ở mức cao, trong khi người nông dân bán xoài cho thương lái với giá rất rẻ. Ảnh: Đại Việt
Trước đó, vào giữa tháng 4/2020, hàng ngàn chuyến xe chở nông sản, trái cây như xoài, thanh long, dưa hấu… đã bị kẹt lại ở các tuyến cửa khẩu phía Bắc.
Chính vì vậy, Bộ Công thương đã đề nghị các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản và trái cây tươi cần chủ động có kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa. Tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác.
Bộ Công Thương khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang xuất khẩu chính ngạch, không đưa hàng lên biên giới chỉ để bán tại các chợ, không rõ đối tượng mua hàng, nhận hàng, không tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu về bao bì, đóng gói, truy xuất nguồn gốc đối với hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn mác… để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn đã thỏa thuận với phía Trung Quốc và tạo thuận lợi cho việc thông quan tại biên giới.
Đối với UBND các tỉnh biên giới phía Bắc, Bộ Công Thương đề nghị cập nhật thường xuyên diễn biến giao nhận hàng hóa, đặc biệt trong trường hợp phía Trung Quốc có chính sách phát sinh tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó kịp thời trao đổi với Bộ Công Thương để cùng phối hợp xử lý những vấn đề phát sinh.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, không vì mục tiêu giải tỏa ùn tắc hàng hóa mà coi nhẹ các yêu cầu của công tác phòng chống dịch Covid-19.
Hiện Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND một số tỉnh biên giới làm việc với phía Trung Quốc để bảo đảm lưu thông thương mại quốc tế trên cơ sở thực hiện tốt và đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Đại Việt/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore
Tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Singapore trong quý 1/2025 tăng nhẹ, và lần đầu tiên Việt Nam đã vươn lên top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Thanh Hóa thu ngân sách 16.300 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2025
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận những kết quả tích cực trong công tác thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho các tháng tiếp theo.

Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ giảm 14,5%
Trong quý 1/2025, Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc là 3 thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 22,7%, 11,2% và 9,8%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ giảm 14,5%.

Bộ Công Thương đề xuất nhiều giải pháp kích cầu thị trường nội địa
Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp kích thích thị trường nội địa, hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên trong năm 2025.

Hộ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử
Nghị định 70/2025 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với tất cả hộ và cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với cuộc chiến thương mại
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ mới đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các biện pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động, các doanh nghiệp FDI đã quyết định đầu tư tại Việt Nam hiện vẫn kiên định với kế hoạch đầu tư của mình.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Với sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, những năm qua, Thanh Hóa đã xây dựng được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng nông sản hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Dự án đường bộ ven biển, đường 512 nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1A; dự án đường W5 thuộc dự án đô thị động lực Nghi Sơn là ba trong số các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai tại Thanh Hóa. Hiện nhà thầu đang tập trung phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ các dự án này.

Tập trung cấp nước phục vụ sản xuất
Do thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn diễn ra tại nhiều địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho hơn 112.000 ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.