Xử lý tận gốc vi phạm bản quyền trên các nền tảng xuyên biên giới: Chặn nguồn thu từ quảng cáo nội dung vi phạm
Từ ngày 15.9, cơ quan chức năng yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google không được đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật. Quy định này được kỳ vọng sẽ giảm thiểu đáng kể vấn nạn vi phạm bản quyền và tuyên truyền các thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.
![]() |
Siết quảng cáo trái luật
Theo nội dung Nghị định 70/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó sửa đổi, bổ sung điều 13 về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam. Từ ngày 15.9, các nền tảng xuyên biên giới (như Facebook, Google...) không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 điều 8 Luật An ninh mạng, điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.
Cụ thể, nếu không tuân thủ, cá nhân, tổ chức có thể bị xem xét đã sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm như xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác...
Còn theo điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ, nội dung vi phạm pháp luật là hành vi xâm phạm quyền tác giả như: Mạo danh tác giả; công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; sao chép, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả...
Đồng thời, các nền tảng xuyên biên giới phải có giải pháp kỹ thuật để người phát hành quảng cáo, người quảng cáo tại Việt Nam có thể kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam trên hệ thống cung cấp dịch vụ.
Về thực thi, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan tiếp nhận các thông báo về quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật từ các bộ, ngành, địa phương và là đầu mối liên hệ, gửi yêu cầu xử lý quảng cáo vi phạm pháp luật cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới. Sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị phải thực hiện xử lý vi phạm trong vòng 24 giờ. Sau thời hạn trên, nếu không xử lý và không có lý do chính đáng, bộ sẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn các quảng cáo này.
Trên thực tế, các nội dung vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ vẫn tồn tại tràn lan trên các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, YouTube hay Tiktok... Thậm chí, nhiều cá nhân, tổ chức đã kiếm được rất nhiều tiền từ việc lợi dụng quy trình kiểm soát bản quyền lỏng lẻo của các hệ thống này.
Theo anh Lê Văn Đại - chủ một fanpage hơn 60.000 lượt theo dõi - cho biết: "Có thể các nền tảng lặng lẽ cho qua vấn đề bản quyền, để người dùng thoải mái re-up (đăng tải lại) nhằm làm giàu hơn kho nội dung. Họ cũng hưởng lợi được từ việc này khi giữ chân được người dùng trên nền tảng của mình".
Điều đáng nói, câu chuyện vi phạm bản quyền đã không còn manh mún, nhỏ lẻ mà đã được làm một cách có hệ thống, có tổ chức. Ngay từ năm 2019, một nhóm nhà sản xuất nội dung đã lên tiếng tố cáo một tài khoản có tên D.T.D thường xuyên đi "nhận vơ" bản quyền và trục lợi từ nội dung của họ. Cụ thể, sau khi nhắm được một số video sẽ có lượng xem cao, D.T.D đã nhanh chân re-up lại hàng loạt trên trang của mình. Rồi cứ vào thời điểm Facebook thanh toán tiền quảng cáo cho nhà sáng tạo nội dung, D.T.D lại báo cáo mình bị vi phạm bản quyền. Hệ thống kiểm duyệt lỏng lẻo đã không có phán xử công bằng khi cho rằng D.T.D là chủ sở hữu thực sự và người này đã kiếm được rất nhiều tiền từ hoạt động re-up trái phép.
Tăng cường kiểm soát
Cũng cần phải nói khách quan, rằng các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, YouTube hay Tiktok cũng có cơ chế bảo vệ bản quyền bằng Content ID. Các video được đăng tải lên những hệ thống này sẽ được gắn mã xác minh quyền sở hữu. Dù vậy, nhiều nội dung như chương trình truyền hình, phim chiếu rạp, trận bóng đá trực tiếp... chủ sở hữu thực sự chưa kịp đăng tải lên mạng xã hội đã bị "ăn cắp" trước. Nghiêm trọng hơn, các nền tảng xuyên biên giới đang lờ đi với việc đặt quảng cáo trên các nội dung vi phạm, đặc biệt trong số đó có những nội dung tuyên truyền chống phá hay tin giả.
"Các sản phẩm quảng cáo của các thương hiệu Việt Nam, gắn trên các video có nội dung vi phạm pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước như trên YouTube. Còn trên Facebook, các sản phẩm quảng cáo bị gắn vào các nội dung game cờ bạc hay các nội dung sai sự thật. Cơ quan chức năng yêu cầu người quảng cáo, thương hiệu, nhãn hiệu, sản phẩm không hợp tác với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo đang vi phạm pháp luật tại Việt Nam" - bà Nguyễn Thanh Huyền - Trưởng phòng Thông tin điện tử (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) - cho biết.
Sự rối loạn trong bảo vệ bản quyền, kiểm soát nội dung không thể được tiếp tục và cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu các nền tảng phải có thông tin, đầu mối liên hệ để giải quyết các bất cập. Cụ thể, các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam tuân thủ các quyền và nghĩa vụ được quy định Luật Quảng cáo và cần thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông những nội dung sau: Tên tổ chức, tên giao dịch, địa chỉ trụ sở chính nơi đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo; địa điểm đặt hệ thống máy chủ chính cung cấp dịch vụ và hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam...
ĐÌNH TRƯỜNG/Báo Lao Động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng
Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dẫn đến thực phẩm mất an toàn vệ sinh và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Do đó, nhiều đơn vị, doanh nghiệp tại Thanh Hóa đã chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt
Hiện nay, dọc tuyến đường sắt chạy qua Thanh Hoá vẫn còn hàng nghìn hộ dân sinh sống. Dù biết là nguy hiểm, nhưng người dân vẫn có nhiều hoạt động trong hàng lang hoặc trên chính đường sắt, tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông.

8 nhiệm vụ trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2025
Năm 2025, Bộ Xây dựng triển khai kế hoạch bảo đảm trật tự, an toàn giao thông với 8 nhiệm vụ trọng tâm, hướng đến giảm tai nạn, khắc phục ùn tắc, xây dựng văn hóa giao thông an toàn.

Tăng cường phòng chống cháy rừng ở các khu, điểm du lịch
Thanh Hoá có 69 khu điểm du lịch đã được công nhận. Hầu hết các khu điểm du lịch đều nằm giáp ranh khu vực có rừng. Để phòng ngừa cháy rừng lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương đã tăng cường phối hợp để đẩy mạnh công tác phòng chống cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ.

Ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân
Sáng ngày 17/5, Bảo hiểm xã hội khu vực VI phối hợp với Bưu điện tỉnh Thanh Hóa tổ chức "Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân" trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Tỉnh đoàn triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Sáng ngày 17/5, Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi Thanh Hóa
Chiều 17/5, Thanh Hóa đã có mưa, mưa vừa đến mưa to và dông. Dự báo mưa vẫn còn tiếp diễn, khu vực miền núi dễ có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, sụt lún đất.

Thanh Hóa thu nhận thành công 932 mẫu ADN thân nhân liệt sĩ
Từ ngày 12 đến ngày 16/5, Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN của thân nhân các liệt sĩ chưa xác minh được danh tính trên địa bàn tỉnh. Sau 4 ngày triển khai, các tổ công tác đã thu nhận thành công 932 mẫu ADN, đạt 100% kế hoạch.

Đấu tranh quyết liệt với hàng giả, hàng kém chất lượng
Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thanh Hoá đang triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt là đối với hàng hoá là sản phẩm thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng...

Chung tay xây dựng “Xã, phường, thị trấn không ma túy”
Với nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả, từ khi triển khai Đề án số 3822 của Giám đốc Công an tỉnh về xây dựng “Xã, phường, thị trấn không ma túy” đến nay, tội phạm và tệ nạn ma túy tại nhiều địa phương trong tỉnh đã được kìm chế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.