Xử lý tình trạng cát cứ dữ liệu làm "kho" riêng của các bộ ngành
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng yêu cầu xử lý tình trạng cát cứ dữ liệu của các bộ, ngành, cơ quan hiện nay, cản trở việc tiếp cận các dịch vụ công một cửa của người dân.
Ngày 27/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio đồng chủ trì hội thảo “Thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương”.

Nhấn để phóng to ảnh
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh Chính phủ điện tử (CPĐT) hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số là xu hướng tất yếu, đang diễn ra sôi động. Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn cách tiếp cận này và thống nhất quan điểm xây dựng, phát triển CPĐT phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển CPĐT.
Thời gian qua, Văn phòng Chính phủ cùng với các Bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ triển khai các hệ thống: Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet), Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, Hệ thống họp của Chính phủ.
Trong thời gian ngắn vận hành Trục liên thông văn bản quốc gia, từ tháng 3/2019 đến nay đã có hơn 1,3 triệu văn bản điện tử gửi, nhận. Số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trong tháng thứ 10 so với tháng đầu tiên khi vận hành đã tăng gấp 2 lần.
Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) được đưa vào khai thác, sử dụng hướng tới Chính phủ không giấy tờ, theo dõi tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Từ ngày khai trương cuối tháng 6/2019 đến nay đã phục vụ 11 hội nghị, phiên họp của Chính phủ (các đại biểu sử dụng tài liệu điện tử thay thế việc in ấn, sao chụp hơn 42 nghìn tài liệu giấy) và thực hiện xử lý trên 230 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ thay thế việc phát hành hơn 6 nghìn phiếu giấy và hơn 29 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy kèm theo.
Việc thiết lập và vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, nâng cao chất lượng phục vụ đã mang lại hiệu quả bước đầu khi sau hơn 2 tháng vận hành đã có hơn 65.900 tài khoản đăng ký, hơn 17.0 triệu lượt truy cập, hơn 1.925.000 hồ sơ đồng bộ trạng thái trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, trong đó có 11.000 hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng Dịch vụ công quốc gia được xử lý thành công.
Những con số này, Bộ trưởng Mai Tiến Dúng đánh giá, đã cho thấy sự quan tâm rất lớn cũng như sự kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng một cổng tập trung để thực hiện các giao dịch trực tuyến với Chính phủ.
Đề cập tới những vướng mắc, khó khăn cần khắc phục khi triển khai CPĐT, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh yêu cầu xử lý tình trạng cát cứ dữ liệu của các bộ, ngành, cơ quan hiện nay. Ông nêu mục tiêu phải tạo nên kho dữ liệu dùng chung của các bộ ngành để giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công một cửa thuận tiện nhất.

Nhấn để phóng to ảnh
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: "Nghị định về chia sẻ dữ liệu phải rõ ràng, tránh tình trạng cát cứ dữ liệu của bộ, ngành".
Theo các chuyên gia Nhật Bản, để giải quyết vấn đề này thì vai trò của CIO (giám đốc công nghệ) của Chính phủ và các địa phương trong xây dựng CPĐT là rất quan trọng. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò CIO Chính phủ với vai trò thuyền trưởng có thể hỗ trợ, tư vấn cho các CIO của các bộ ngành và địa phương.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thừa nhận, đây là bài toán khó để thúc đẩy CPĐT.
“Chính phủ đã giao cho Bộ Thông tin – Truyền thông xây dựng và trình Chính phủ về nghị định chia sẻ dữ liệu. Trong đó quy định rõ loại dữ liệu nào phải chia sẻ, loại thông tin nào dùng chung và ai là người được khai thác. Làm sao phải rõ ràng, tránh tình trạng cát cứ dữ liệu của bộ, ngành” – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói.
Ông Dũng cũng nhấn mạnh, Chính phủ thống nhất quan điểm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, đổi mới phương thức phục vụ; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử.
Chia sẻ tại hội thảo, cố vấn Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cũng nêu thực tế, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng dân số già nên cần có những dịch vụ công phù hợp và chính phủ phải cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân. Tuy nhiên, nước này đã từng thất bại khi đưa ra dịch vụ mà người dân không sử dụng.
“Việt Nam cần tránh những bài học thất bại của Nhật và làm thế nào để người dân tận dụng được các dịch vụ. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ dịch vụ số, kỹ thuật số cho người dân cũng như những người yếu thế trong xã hội” – đại diện Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản khuyến cáo.
Phương Thảo/ Dân trí
Đọc thêm

Đại hội Đảng bộ Sở Công thương lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Ngày 3/7, Đảng bộ Sở Công thương đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Dự đại hội có lãnh đạo Đảng uỷ Uỷ ban nhân dân tỉnh cùng 120 đảng viên của Đảng bộ Sở Công thương.

Hội nghị lần thứ 48 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX
Chiều ngày 2/7, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã tổ chức hội nghị lần thứ 48 để thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các ngành cấp tỉnh và Bí thư Đảng ủy các xã, phường trong tỉnh.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Sáng ngày 2/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Sáng nay, 1/7, tại xã Thọ Phú, tỉnh Thanh Hoá, Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 Trung ương đã tổ chức lễ ra quân tổng điều tra trên phạm vi cả nước. Dự lễ ra quân có các đồng chí:Nguyễn Thị Hương, Cục trưởng Cục thống kê, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 Trung ương; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Vận hành chính quyền 2 cấp – Chủ động, kỷ cương, quyết liệt từ ngày đầu
Không chỉ là một sự kiện chính trị đặc biệt, ngày đầu tiên vận hành đơn vị hành chính cấp xã, phường mới còn là một ngày làm việc tràn đầy khí thế, thể hiện sự chủ động, sẵn sàng tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ, công chức - những người trực tiếp thực thi chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Từ thành phố đến miền núi, từ đồng bằng đến vùng biển, mỗi xã, phường mới đi vào hoạt động trên địa bàn Thanh Hoá là một bức tranh sống động về sự chuyển mình, niềm tin và kỳ vọng.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác vận hành đơn vị hành chính tại một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Ngày 1/7, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đi kiểm tra công tác vận hành đơn vị hành chính tại một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh kiểm tra công tác vận hành đơn vị hành chính tại xã Các Sơn
Sáng 1/7, đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã kiểm tra công tác vận hành đơn vị hành chính tại xã Các Sơn.

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra vận hành Trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã
Ngày làm việc đầu tiên của chính quyền cấp xã mới, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, đã đi kiểm tra việc hoạt động, vận hành của Trung tâm Phục vụ hành chính công của hai phường: Sầm Sơn và Nam Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Xây dựng Thạch Quảng trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới ở khu vực
Tại xã Thạch Quảng, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã kiểm tra hoạt động của Trung tâm hành chính công và dự các hội nghị của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Thạch Quảng.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh kiểm tra vận hành đơn vị hành chính cấp xã
Sáng nay 1/7, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra công tác vận hành đơn vị hành chính cấp xã tại một số địa phương trong tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.