Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới kỷ lục mới
Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2023 của cả nước đạt trên 53 tỷ USD, thấp hơn mục tiêu 54 tỷ USD đề ra từ đầu năm. Các chuyên gia cho rằng, mặc dù xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2023 tuy không đạt được mục tiêu, nhưng sự suy giảm này có thể xem như là sự "điều chỉnh" để tạo sức bật tăng trưởng cho những năm tới.
Dựa trên phân tích những yếu tố thuận lợi và khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2024 là 55 tỷ USD. Cùng với thủy sản, nhiều loại nông sản cũng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh, như: cà phê, lúa gạo, rau quả, tôm... Các mặt hàng sắn, điều, tiêu cũng đang tăng trở lại.
Đặc biệt với ngành hàng cà phê, giá bán trong nước và trên thế giới đều đang ở mức cao nhất từ trước tới nay. Dự báo cà phê sẽ lập kỷ lục kim ngạch xuất khẩu đạt 4,5 - 5 tỷ USD trong năm 2024. Như vậy, triển vọng lĩnh vực nông nghiệp sẽ có 3 sản phẩm (không tính gỗ và sản phẩm gỗ thuộc về lâm sản) có thể vào câu lạc bộ 5 tỷ USD ngay trong năm 2024, gồm rau quả, gạo, cà phê. Ngoài ra, ngành hàng tôm cũng sẽ đạt tới mốc này trong tương lai...
Về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, song song với duy trì các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, liên minh châu Âu (EU), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phấn đấu mở cửa những thị trường mới, còn nhiều tiềm năng, đặc biệt là các nước Hồi giáo Halal, Trung Đông, châu Phi… Đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới, hợp tác thiết lập chuỗi logistics nông sản, áp dụng công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới mô hình kinh doanh nhằm giảm chi phí logistics, gia tăng giá trị hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu; khuyến khích phát triển các chuỗi cung ứng nông sản và phát triển hệ thống logistics nông sản từ vùng nguyên liệu tới thị trường tiêu thụ.
Giá trị rau quả đóng hộp xuất khẩu tăng 57,5% so với cùng kỳ
Theo thống kê của Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, 9 tháng năm 2024, các doanh nghiệp chế biến rau, quả đóng hộp trên địa bàn tỉnh đã xuất khẩu hơn 602.000 hộp sản phẩm tới thị trường các nước Anh, Úc, Nga, Trung Quốc…
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Công văn số 14375 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng trong thời gian tới.
Đơn hàng dồi dào, doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng mạnh về cuối năm
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối thị trường, đến nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng mới và đang tăng tốc sản xuất kinh doanh, với kỳ vọng đạt tăng trưởng mạnh hơn trong những tháng cuối năm.
Điểm sáng kinh tế 9 tháng năm 2024
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hoá thưc hiện kế hoạch phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, có nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của cấp ủy, sự điều hành linh hoạt của chính quyền, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân nên bức tranh kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong 9 tháng năm 2024 vẫn có nhiều điểm sáng đáng chú ý.
Các ngân hàng có xu hướng ổn định lãi suất huy động
Xu hướng tăng lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại đang có dấu hiệu giảm nhiệt khi biểu lãi suất huy động nhìn chung không có sự thay đổi đáng kể so với tháng 9.
Việt Nam thu hút gần 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
Việt Nam tiếp tục là điểm đến quan trọng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và được thể hiện qua số vốn thu hút liên tục tăng. Theo các tổ chức quốc tế, ba yếu tố là kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, chiến lược đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất toàn cầu tiếp tục giúp Việt Nam thu hút vốn FDI khả quan cả năm nay.
Tăng cường hợp tác kinh tế với Hàn Quốc
Những năm qua, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa với các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, Hàn Quốc là đối tác đứng đầu về số lượng dự án và đứng thứ 2 về tổng vốn đầu tư đăng ký tại tỉnh Thanh Hóa với 42 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3,1 tỷ USD (chiếm 21% tổng vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh). Điều này cho thấy việc hợp tác kinh tế giữa Thanh Hóa và Hàn Quốc đang được tăng cường và mang lại hiệu quả tích cực.
Thanh Hóa tham dự Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 tại Hà Nội
Ngày 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khai mạc Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 tại Hà Nội. Là 1 trong 31 tỉnh, thành phố tham dự, Thanh Hóa đem đến hội chợ nhiều sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP tiêu biểu, độc đáo, mang đặc trưng riêng của tỉnh.
9 tháng Thanh Hóa thu hút được 17 dự án FDI
Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa cho thấy, 9 tháng năm 2024, hoạt động xúc tiến đầu tư và tiếp nhận các kiến nghị để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư đã tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 9 tháng Thanh Hóa thu hút được 17 dự án FDI.
Doanh nghiệp may tăng tốc sản xuất đơn hàng cuối năm
Xuất khẩu dệt may đang có những tín hiệu tích cực khi đơn hàng tại nhiều thị trường quay trở lại. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp ngành may mặc Thanh Hóa đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.