Xuất khẩu sắn sang thị trường Trung Quốc tiềm năng nhưng khó
Dự báo xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn - một trong 13 sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam rất lạc quan trong năm 2022.
![]() |
Xuất khẩu sắn - nông sản "nhỏ nhưng có võ"
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Lê Quốc Doanh, trong những năm qua, vai trò của cây sắn đã lớn mạnh vượt bậc, sắn không chỉ dừng lại ở cây “xóa đói giảm nghèo”, mà đã trở thành loại cây hàng hóa. Tuy là loại cây trồng "bình dân", nhưng sắn (củ mì) lại mang lại giá trị kinh tế rất lớn, là 1 trong 13 sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Thống kê cho thấy, từ tháng 3.2022, xuất khẩu sắn tăng trưởng trở lại sau 2 tháng sụt giảm mạnh. Số liệu thống kê cho thấy, ước tính tháng 3.2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 450 nghìn tấn, trị giá 202 triệu USD, tăng 80,6% về lượng và tăng 97,1% về trị giá so với tháng 2.2022; tăng 51% về lượng và tăng 79,1% về trị giá so với tháng 3.2021.
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước tính đạt khoảng 970 nghìn tấn, trị giá 420 triệu USD. Điều đáng nói là, nhờ sợ hỗ trợ về đà tăng của giá, nên dù xuất khẩu sắn giảm 0,6% về lượng nhưng đã tăng 15,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), nhấn mạnh: Sắn và sản phẩm sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam.
"Sắn là cây trồng bình dị, nhưng giá trị mang lại không hề nhỏ. Việt Nam là nước xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đứng thứ 3 thế giới về sản lượng, chỉ sau Thái Lan và Campuchia. Tính về giá trị kim ngạch, xuất khẩu sắn xếp thứ 2 thế giới chỉ sau Thái Lan" - ông Nguyễn Như Cường thông tin.
Cũng theo ông Nguyễn Như Cường, đến nay, có 27 tỉnh, thành phố có nhà máy chế biến tinh bột sắn và có khoảng 120 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô công nghiệp, tổng công suất thiết kế 11,3 triệu tấn củ tươi/năm, tổng công suất thực tế 8,62 triệu tấn/năm.
Thị trường Trung Quốc rất tiềm năng, nhưng không còn "dễ tính"
Theo Bộ Công Thương, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tinh bột sắn và sắn lát khô, chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Philippines…
Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu sắn và tinh bột sắn lớn nhất thế giới và cũng là trị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay trên 65% sản lượng săn xuất khẩu theo hình thức biên mậu qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai nên thiếu tính bền vững, rủi ro cao.
Do đó, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) khuyến nghị, năm 2022, Trung Quốc sẽ có nhu cầu nhập khẩu sắn lớn hơn nữa và sẽ nhập khẩu nhiều hơn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam do điều kiện địa lý thuận lợi. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng áp dụng Lệnh 248, Lệnh 249 nên việc xuất khẩu sắn sang thị trường này không dễ như các năm trước, doanh nghiệp Việt cần quy hoạch vùng trồng, đẩy mạnh chế biến sâu và chuyển sang xuất khẩu chính ngạch, đáp ứng yêu cầu quy định tại 2 lệnh nói trên của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Theo ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, thị trường Trung Quốc rất tiềm năng nhưng đã khắt khe rất nhiều.
"Từ khi thực hiện 2 lệnh 248 và 249, xuất khẩu sang Trung Quốc đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng mới có thể xuất khẩu nền vững" - ông Ngô Xuân Nam khẳng định.
Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã ký kết, tinh bột sắn là sản phẩm được cấp hạn ngạch miễn thuế quan đứng thứ hai sau lúa gạo; thuế xuất khẩu tinh bột sắn ngoài hạn ngạch là 166 EUR/tấn; sắn củ tươi, sắn đông lạnh cắt lát hoặc không ngoài hạn ngạch tính thuế là 9,5 EUR/kg. Hiện nay, ngành sắn Việt Nam vẫn chưa tận dụng được các cơ hội nêu trên để mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước, các khu vực có ký FTA, chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc.
Vũ Long/Báo Lao Động
Đọc thêm

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế đối với lãi tiền gửi tiết kiệm
Tại Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đã gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và người dân, Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm như quy định hiện hành.

Đưa sản vật địa phương "lên sóng"
Ngày 21/02, Tập đoàn truyền thông Halotimes đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân thị xã Nghi Sơn tổ chức chương trình livestream sản vật địa phương. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình truyền hình thực tế "Về quê làm giàu" nhằm đưa những sản vật nổi tiếng của các vùng miền đến gần hơn với người tiêu dùng.

Kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Dù mới đi vào hoạt động được gần một năm, nhưng Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ huyện Hậu Lộc đã có nhiều hoạt động kết nối doanh nghiệp với nhiều tổ chức hội, ngành hàng. Qua đó, góp phần hỗ trợ hội viên mở rộng giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác, phát triển thị trường, khách hàng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Công bố xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Quyết định công bố xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2024.

Thanh Hoá tập trung thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ thu ngân sách ngay từ những tháng đầu năm, phấn đấu hoàn thành cao nhất dự toán thu Ngân sách Nhà nước năm 2025.

Doanh nghiệp nhôm, thép trước rủi ro “gánh” thuế
Việc Mỹ áp thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu, đang tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu sang Mỹ. Điều này, làm tăng thêm gánh nặng thuế, nhưng cũng tạo áp lực để doanh nghiệp phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Vốn FDI tăng mạnh thúc đẩy nhu cầu thuê đất khu công nghiệp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tháng 1 cả nước thu hút được khoảng 4,3 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư nước ngoài, tăng gần 47% so với cùng kỳ năm 2024. Vốn FDI tăng mạnh là yếu tố thúc đẩy nhu cầu thuê đất và các sản phẩm tại các khu công nghiệp.

Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 100 triệu USD
Những năm qua, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường phối hợp, quản lý, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC cho rừng trồng. Đây là hướng đi bền vững để gỗ Thanh Hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch vào thị trường quốc tế.

Phát triển ổn định vùng kinh doanh rừng gỗ lớn 56.000 ha
Thực hiện mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Thanh hóa phát triển ổn định vùng kinh doanh gỗ lớn quy mô khoảng 56.000 ha, đáp ứng nhu cầu gỗ lớn phục vụ chế biến sâu và xuất khẩu, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành chức năng và UBND các huyện triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp từ quy hoạch đến tổ chức trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến lâm sản. Tuyên truyền vận động Nhân dân huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn.

Nhiều thách thức của ngành ngân hàng trong năm 2025
Năm 2025, với những diễn biến khó lường từ bên ngoài, cộng với những yếu tố nội tại, ngành ngân hàng phải đối mặt với 3 thách thức không dễ dàng hóa giải, đó là: lãi suất, thanh khoản và nợ xấu...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.