Xuất khẩu Thanh Hoá vượt mốc 2,8 tỷ USD
5 tháng năm 2025, giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa ước đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ và đạt 35,5% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Trong đó, giày xuất khẩu (tăng 24%), hàng may mặc (tăng 23%), dăm gỗ (tăng 14%) …
Ở chiều ngược lại, tổng giá trị nhập khẩu của Thanh Hóa đạt hơn 4,3 tỷ USD, bằng 95,7% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm phần lớn trong cơ cấu nhập khẩu với giá trị ước đạt hơn 4,2 tỷ USD, bằng 96,4% so với cùng kỳ.

Thanh Hóa hiện có 304 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, với 55 nhóm ngành hàng xuất khẩu tới 68 thị trường quốc tế. Các lĩnh vực chủ lực gồm: giày dép, may mặc, nông sản, vật liệu xây dựng... Nhiều doanh nghiệp đã ký kết đơn hàng xuất khẩu đến hết quý 2, quý 3, thậm chí một số đã có đơn hàng kín đến hết quý 4/2025.

Nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh
Bất chấp căng thẳng thương mại toàn cầu, trong 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã thu hút được trên 18 tỷ USD vốn FDI, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2024.

Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế 3 năm đầu
Quốc hội khóa XV vừa chính thức thông qua Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi. Theo đó, các công ty nhỏ và vừa sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu kể từ khi thành lập. Quy định này nhằm thể chế hóa chủ trương tại Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị. Đây là động lực để các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng để hoàn thành mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030.

Báo chí đồng hành cùng phát triển nông nghiệp
Trong quá trình phát triển, nhất là trong công cuộc đổi mới, báo chí Thanh Hóa luôn đồng hành cùng nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Báo chí đã cung cấp những thông tin hữu ích, những mô hình mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

Hỗ trợ 46 tỷ đồng phát triển cây ăn quả tập trung ở khu vực miền núi
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các huyện miền núi phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh đã được linh hoạt vận dụng. Trong đó, trọng tâm là cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng đến vùng sản xuất cây ăn quả tập trung đảm bảo tiêu chuẩn để cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức sản xuất quy mô lớn.

Đề xuất xoá bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng
Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định 24 theo hướng thị trường hóa có kiểm soát, nhằm xoá bỏ độc quyền Nhà nước trong sản xuất, nhập khẩu vàng miếng.

Tăng trưởng tín dụng tăng gấp đôi so với cùng kỳ
Thông tin mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 5/2025, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,52%, cao hơn đáng kể so với mức 2,41% cùng kỳ năm 2024.

Quốc hội thống nhất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026
Với 452/453 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.

Khắc phục cột điện bị gẫy đổ do giông lốc mạnh
Vào hồi 16h10’ chiều ngày 16/6/2025 tại Thiệu Hóa -Thanh Hóa xảy ra mưa lớn kèm giông lốc mạnh đã khiến đổ bay sập một số nhà dân và làm gẫy, đổ, nghiêng 19 vị trí cột điện làm gián đoạn cung cấp điện gần 500 khách hàng.

Xuất khẩu hàng hoá sang Đức tăng trưởng cao
Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, xuất khẩu hàng Việt sang Đức trong 5 tháng đầu năm nay tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ năm trước.

Thương mại điện tử của Việt Nam tăng trưởng trên 20%/năm
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam cho biết: Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ là trên 20%/năm. Đây là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế số của Chính phủ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.