Xuất khẩu thuận lợi, giá lúa gạo tăng mạnh
Gần đây, giá lúa gạo xuất khẩu tại ĐBSCL liên tục tăng cao. Người nông dân và doanh nghiệp ở miền Tây đều phấn khởi tin tưởng vào thắng lợi vụ mùa Đông Xuân sắp tới.
Theo nhiều doanh nghiệp vùng ĐBSCL, mức giá gạo xuất khẩu có nhiều khởi sắc, giá bán tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Chỉ trong tháng qua, giá bán tăng từ 20 đến 30 USD/tấn so với tháng trước đó. Đây là tín hiệu vui đối với người dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo miền Tây, khi một năm gặp nhiều khó khăn thách thức từ dịch bệnh và thiên tai.
Đối với vụ lúa Thu Đông, nông dân khu vực đã thu hoạch gần xong. Dù chịu ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh, năng suất không cao nhưng với giá bán ổn định và tăng hơn cùng kỳ năm ngoái nên nông dân có lãi khá. Đối với giá bán lúa OM tùy từng loại, giá bán dao động từ 5.000 đồng đến hơn 6.000 đồng/kg, giống chất lượng cao như Đài Thơm giá bán trên 6.500 đồng/kg, mức tăng từ 200 – 500 đồng/kg, so năm ngoái.
![]() |
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Phước Thành 4, tỉnh Vĩnh Long, giá xuất khẩu gạo hiện nay đang tốt, có nhiều khởi sắc những tháng vừa qua. Giá bán có thể nói cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, giá gạo thường 5% tấm được xuất khẩu với giá từ 490 – 510 USD/tấn; còn hạt dài 5% tấm có giá từ 535 – 545 USD/tấn; gạo thơm từ 570 – 590 USD/tấn.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong vùng ĐBSCL cho biết, giá bán tăng trong thời gian gần đây là do chất lượng gạo của Việt Nam đạt tiêu chuẩn. Các mô hình sản xuất GAP đã đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe đặt ra của các đối tác ngoài nước. Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu đã được các doanh nghiệp chú trọng, đầu tư và sự kết nối, hợp tác chặt với các đối tác đã thể hiện qua các đơn hàng xuất khẩu với giá cao.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Thành chia sẻ: "Thứ nhất đẩy chất lượng lên, mình làm thương hiệu, thị trường rõ ràng không chạy theo số lượng mà theo nhu cầu về chất lượng bán được giá tốt hơn, năm nay là năm cao nhất từ 15 - 20 USD. Các doanh nghiệp có thị trường, có thương hiệu rất chú trọng về chất lượng; cái thứ hai nữa là hàng hóa của ĐBSCL có được những vùng nguyên liệu như vậy thì phải đầu tư, đầu tư liên kết với các hợp tác xã cũng như các hộ gia đình để trồng những loại giống lúa đạt tiêu chuẩn, đạt yêu cầu của thị trường".
Các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ở tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, giá lúa gạo gần đây liên tục tăng là điều đáng mừng. Tuy nhiên, hiện nay vụ lúa Thu Đông đã gần hết mùa vụ, lúa Đông Xuân mới gieo sạ nên việc thu mua gặp khó khăn. Trong khi nhà nông phấn khởi thì một số các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã ký hợp đồng trước đây với đối tác thì bị thiệt thòi do giá lúa nội địa tăng cao.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng tại xã Hậu Thành, huyện Cái Bè - một doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của tỉnh Tiền Giang cho biết, dù giá gạo tăng cao nhưng thị trường xuất khẩu tiêu thụ chậm, việc thu mua gạo cũng khó khăn do sản lượng lúa trên cánh đồng còn ít. Doanh nghiệp Việt Hưng hiện cố gắng đưa đi tiêu thụ hết hơn 6.000 tấn gạo còn tồn kho trước khi thu hoạch vụ mùa Đông Xuân tới.
![]() |
“Gần đây giá tạo tăng liên tục, doanh nghiệp tôi đúng ra có những cái lợi nhưng cũng có cái không lợi vì họ hạn chế mua, khó bán. Hiện nay, tôi đang bán lượng tồn kho cho các khách hàng truyền thống của mình. Tôi mua rất hạn chế vì bán chưa hết lượng tồn kho. Nông dân thì có lợi. Từ đầu năm đến giờ, có lãi trên 30%" - ông Đôn chia sẻ.
Với những tín hiệu vui trong cả sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đã giúp người dân và doanh nghiệp phấn khởi vì có lãi khá. Đặc biệt việc canh tác bền vững theo quy trình, sản xuất và chọn giống chất lượng cao đã khẳng định được thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường. Kỳ vọng, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU tiếp tục là đòn bẩy để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đưa những đơn hàng vào thị trường tiềm năng này và dự báo giá bán sẽ còn tăng, ổn định trong năm tới./.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%
Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, tôm là con nuôi có giá trị hàng hóa lớn, mang lại thu nhập cao. Để giảm thiểu các rủi ro, các hộ nuôi tôm ở Thanh Hóa đã đầu tư nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nhằm quản lý, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, sản lượng tôm.

Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7
Nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và huy động sự tham gia đồng bộ, thống nhất từ các địa phương, Bộ Y tế sẽ triển khai Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng, chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.