Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada tăng cao nhất trong khối CPTPP
Sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ năm 2019, xuất khẩu tôm Việt sang Canada liên tục tăng.
Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy Canada là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của tôm Việt Nam trong khối CPTPP, chiếm 22% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam vào khối thị trường này.
Theo đó, sau khi Hiệp định CPTTP có hiệu lực năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada liên tục tăng.
Cụ thể năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Canada đạt 187 triệu USD, tăng 23% so với năm 2019; năm 2021 tăng 18% so với năm 2019, đạt 180 triệu USD.
Tính tới nửa đầu tháng 5/2022, xuất khẩu tôm sang thị trường này cũng ghi nhận mức tăng trưởng 87% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 100 triệu USD.
Những năm gần đây, Canada tiêu thụ khá nhiều tôm nước ấm của các nước Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung tôm nước lạnh sụt giảm. Đây có thể được coi là yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada.
Việt Nam có thế mạnh sản xuất thủy sản với nhiều mặt hàng đa dạng. Đây chính là cơ hội để tôm Việt Nam mở rộng thêm thị phần tại Canada.
Theo Báo điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị nền kinh tế số
Theo Bộ Công Thương, tại Việt Nam, thương mại điện tử tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Đặc biệt, tỷ trọng về thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số Việt Nam.
Nhiều yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
Các chuyên gia kinh tế nhận định: Năm 2025, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội đang mở ra. Nếu Việt Nam tận dụng tốt những cơ hội thì mục tiêu tăng trưởng khoảng 8% là có thể đạt được.
Ưu tiên nguồn vốn tín dụng phát triển kinh tế tại địa phương
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hoá, đến hết năm 2024, tổng dư nợ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt trên 220 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tổng nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thấp hơn 1,5% tổng dư nợ.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Thanh Hóa duy trì đà tăng trưởng
Xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Nắm bắt cơ hội này, các các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó, trong năm qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã duy trì được đà tăng trưởng, mang lại hiệu quả và giá trị trong hoạt động xuất khẩu.
Phát triển doanh nghiệp cung ứng kết nối chuỗi sản xuất toàn cầu
Thiết lập chương trình phát triển doanh nghiệp cung ứng nhằm nâng cao năng lực, tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Đây là một trong những khuyến nghị chính sách của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng để hưởng lợi nhiều hơn từ xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp phục hồi, quay trở lại hoạt động
Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi của doanh nghiệp, thể hiện qua số liệu về các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.
Phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý 1 năm 2025
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quý 1 năm 2025 phải hoàn thành phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2024 - Thanh Hóa nỗ lực vượt khó, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối
Năm 2024 tiếp tục là một năm mà ngành giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do sự biến động của giá cả nguyên vật liệu xây dựng, thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp mặt bằng và ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Tuy nhiên, nhận thức rõ vai trò của hệ thống hạ tầng giao thông đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, các ngành, địa phương, đơn vị liên quan đã nỗ lực khắc phục khó khăn, triển khai các dự án đầu tư giao thông đảm bảo yêu cầu về tiến độ và chất lượng.
Thanh Hóa: Phát triển kinh tế số chưa được như kỳ vọng
Thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hạ tầng viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế số một số ngành, lĩnh vực còn chậm, dẫn đến tốc độ phát triển của lĩnh vực này chưa được như kỳ vọng.
Hội nghị khách hàng Công ty cổ phần Tập đoàn Wingroup
Mới đây, tại Thành phố Thanh Hoá, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Wingroup đã tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.