ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Xuất nhập khẩu hàng hóa hướng tới mục tiêu bền vững

Liên tục duy trì kim ngạch tăng trưởng 2 con số và xuất siêu ở mức cao, giai đoạn vừa qua, xuất nhập khẩu hàng hóa được đánh giá là một trong những điểm sáng của nền kinh tế đất nước. Thời gian tới, thay vì tập trung vào con số, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đang dần tiến dần đến mục tiêu bền vững.

13/05/2022 17:01

 

Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Điểm sáng xuất nhập khẩu

Mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu, nhất là vào giai đoạn quý III/2021 khiến cộng đồng doanh thủy sản lo ngại về mục tiêu xuất khẩu 8,8 tỷ USD cho cả năm. Nhưng ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã lội ngược dòng ngoạn mục trong những tháng cuối năm đưa kết quả cả năm 2021 vượt trên mong đợi với trên 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam cho biết, kết quả này có được trước hết là nhờ Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ với quyết sách chống dịch thích ứng, linh hoạt, đã mang đến luồng sinh khí mới, giúp cho sản xuất, xuất khẩu thủy sản nhanh chóng hồi phục. Bên cạnh đó là sự đồng hành, chỉ đạo sát sao, kịp thời của các bộ, ngành liên quan. “Bản thân nhiều doanh nghiệp thủy sản sau nhiều năm hoạt động xuất khẩu cũng đã rất nỗ lực, linh hoạt, tìm mọi biện pháp để dự trữ nguyên liệu bảo đảm duy trì việc chế biến thành phẩm, khắc phục những khó khăn rất lớn về thiếu tàu, thiếu container, cước vận chuyển tăng cao…”, ông Hòe phân tích.

Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và đã đóng góp rất tích cực vào thành tích xuất nhập khẩu nói chung. Xuất khẩu cũng được xem là một trong những điểm sáng của nền kinh tế trong những năm vừa qua. Nhìn lại quá trình phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu thời gian qua mới thấy rõ sự tăng trưởng vượt trội của lĩnh vực này. Bởi ở giai đoạn đầu ngành Công Thương được hình thành (những năm 50 của thế kỷ trước), hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn rất nhiều hạn chế. Năm 1955, hoạt động xuất khẩu chỉ được thực hiện bó hẹp với thị trường 10 nước, đến 1969 tăng lên 30 nước.  

Bước vào giai đoạn sau giải phóng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng là dấu mốc quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy quản lý, điều hành. Ngay từ những năm đầu thực hiện “đổi mới” và “mở cửa, nghị quyết của Đại hội Đảng đã thể hiện “xuất khẩu là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm này (1986-1990), đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại”.

Các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển xuất khẩu được thể hiện và cụ thể hóa tại các Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa qua từng thời kỳ. Những chính sách của Đảng, Nhà nước giai đoạn này đã mở ra cơ hội giúp hoạt động xuất nhập khẩu bắt đầu gặt hái được một số thành công nhất định. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa từ đó đến nay cũng được hiện thực hóa thông qua hàng loạt các Chiến lược, mang lại hiệu quả đáng ghi nhận.

Đặc biệt, giai đoạn 2011-2020 được coi là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Giai đoạn này, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước.

Quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa không ngừng được mở rộng và tăng cao, đóng góp lớn vào thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời gia tăng vị thế và nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong thời kỳ 2011-2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 2,7 lần, từ 203,6 tỷ USD năm 2011 tăng lên 545,3 tỷ USD năm 2020.

Đáng chú ý, năm 2021, dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch song kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đã đạt mức kỷ lục. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5% - theo thống kê của Tổng cục Hải quan. Với kết quả trên, năm 2021, Việt Nam xuất siêu hơn 4 tỷ USD.

Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương khẳng định: “Kết quả xuất nhập khẩu ấn tượng của năm 2021 nói riêng và thời gian qua nói chung đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân, cả ở quy mô cả nước lẫn quy mô tỉnh, thành phố”. 

Điểm mới từ Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 được đánh giá là vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, tăng trưởng xuất khẩu cao nhưng chưa bền vững khi cơ cấu thị trường xuất khẩu, nhập khẩu còn chậm chuyển dịch, cán cân thương mại song phương với một số thị trường lớn chưa hợp lý; nền kinh tế chưa khai thác hết lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao.

Hướng hoạt động xuất nhập khẩu đến mục tiêu bền vững.
Hướng hoạt động xuất nhập khẩu đến mục tiêu bền vững.

Khắc phục những điểm hạn chế đó, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 được ban hành tại Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quán triệt chủ trương, đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đảng trong giai đoạn mới, quan tâm đến những xu hướng mới trong kinh tế-thương mại quốc tế như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…

Chiến lược có nhiều điểm nhấn quan trọng, cả về quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp thực hiện Chiến lược. Cụ thể, Chiến lược đề cập 3 quan điểm, tương ứng với các yếu tố liên quan đến phát triển xuất nhập khẩu: chất lượng tăng trưởng; động lực của tăng trưởng và phương thức, định hướng tăng trưởng.

Bà Nguyễn Cẩm Trang thông tin: Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 đề ra 6 nhóm giải pháp: Phát triển sản xuất (bao gồm sản xuất công nghiệp và nông nghiệp), tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu; phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn; hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu;  huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển xuất khẩu, nâng cấp cơ sở hạ tầng kho vận, giảm chi phí logistics; quản lý và kiểm soát nhập khẩu đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất trong nước và hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý; nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp hạt nhân, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn.

“Một trong những điểm mới trong Quan điểm Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 là nhấn mạnh vai trò của các địa phương trong phát huy lợi thế so sánh, khai thác hiệu quả cơ hội và hạn chế các thách thức trong thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hướng tới xuất nhập khẩu hàng hóa bền vững thời gian tới”, bà Nguyễn Cẩm Trang chia sẻ.

HÀ ANH/ BÁO NHÂN DÂN

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

09:37 , 05/05/2024

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%.

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

09:34 , 05/05/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, kể từ khi thực thi chính sách từ Nghị quyết số 248/2022/HĐND về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn, ban đã hoàn thiện hồ sơ và thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ chuyến tàu 2,5 tỷ đồng và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu bằng container 14,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

06:35 , 05/05/2024

Hiệp hội Xi măng Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng, giúp các doanh nghiệp sớm đi qua giai đoạn khó khăn về sản xuất, tiêu thụ.

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

23:04 , 04/05/2024

Hiện nay, Ngành ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư để làm sạch, chuẩn hóa cũng như thu thập, mở rộng thêm cơ sở dữ liệu khách hàng. Với cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa, sẽ giúp các ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, phục vụ nhu cầu cá nhân hóa và đơn giản hóa quy trình, tăng hiệu quả hoạt động.

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

23:04 , 04/05/2024

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

22:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

22:24 , 04/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGAP và hữu cơ vào sản xuất.

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

16:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

16:23 , 04/05/2024

Để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc, gắn sản xuất với các quy trình, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhất là xuất khẩu, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn, khuyến khích và xây dựng các vùng sản xuất đủ tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng.

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

08:45 , 04/05/2024

Xác định phát triển công nghiệp năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thu hút và tạo thuận lợi cho các dự án năng lượng đầu tư hoạt động tại địa phương. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2030, trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng.