Y, bác sĩ vùng cao bám dân, bám bản
Huyện miền núi Lang Chánh có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới. Khắc phục mọi khó khăn, những cán bộ, nhân viên y tế tuyến xã vẫn bám bản, bám dân, làm tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.
Tam Văn là xã vùng cao của huyện Lang Chánh, địa bàn rộng, dân cư phân tán, có những bản cách trung tâm xã gần 10km đường đồi núi. Người dân, đặc biệt là người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ nhỏ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế rất khó khăn.
Vì vậy, các cán bộ, nhân viên y tế đã không quản ngại vất vả, đến tận nhà để khám bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh.
Bà Phạm Thị Tha, Bản Lọng, xã Tam Văn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "May quá nhờ được người nhờ cán bộ y tế đến nhà kiểm tra. Ở trên này vất vả lắm, rất may y tế nhiệt tình, hỗ trợ bà con hết mức. Đồng bào trên này cảm ơn cán bộ y tế lắm".
Bác sĩ Nguyễn Quang Linh, Trưởng trạm Y tế xã Tam Văn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Điều kiện kinh tế bà con khó khăn lắm, nhiều bản làng xa xôi. Thấu hiếu vất vả của bà con nên chúng tôi luôn cố gắng hết sức để hỗ trợ bà con tốt nhất".
Năm 2002, y sĩ Cao Văn Công rời Cẩm Thuỷ lên xã biên giới Yên Khương của huyện Lang Chánh công tác. Hơn 20 năm gắn bó với y tế vùng cao, dù ở vị trí, nhiệm vụ công tác nào, anh đều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho Nhân dân.
Từ một y sĩ, anh đã nỗ lực học tập, phấn đấu trở thành bác sĩ, được điều động làm Trưởng trạm Y tế xã Trí Nang.
Bác sĩ Cao Văn Công, Trưởng Trạm Y tế xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Cuộc sống khó khăn, công việc của cán bộ y tế trên này cũng vất vả lắm. Chúng tôi nhờ có tình yêu nghề, thương bà con dân bản mà cố gắng gắn bó".
Huyện Lang Chánh có 10 trạm y tế xã, thị trấn với hơn 50 cán bộ, nhân viên y tế. Đây là mạng lưới y tế cơ sở trực tiếp gần dân nhất, là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật. Bằng tâm huyết, yêu nghề, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ, các cán bộ, nhân viên y tế đã vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh hay Thalassemia là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về máu mà chưa có thuốc đặc trị, ước tính mỗi năm Việt Nam phải chi đến hàng ngàn tỷ đồng và hàng triệu đơn vị máu an toàn để điều trị tối thiểu cho các bệnh nhân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện nay, ngành y tế đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thiết bị máy móc hiện đại để phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị bệnh Thalassemia hiệu quả.
Đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực khám và điều trị bệnh
Trong xã hội hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Đối với ngành y, một ngành khoa học có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khỏe cho người dân thì việc áp dụng khoa học công nghệ trong khám và điều trị cho bệnh nhân càng đóng vai trò quan trọng.
96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá
Theo thống kê của ngành Y tế, tại Việt Nam có 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên đến 96,8%.
Tạm dừng bán, sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Babistar ZinC
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa thông báo đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Babistar ZinC.
Dấu hiệu cảnh báo tắc ruột
Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa phổ biến. Nếu không được điều trị kịp thời, tắc ruột có thể gây nhiều biến chứng như hoại tử đường ruột, thậm chí dẫn tới tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo số ca bệnh lao cao kỷ lục
Trong báo cáo toàn cầu về bệnh lao mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, năm 2023 thế giới ghi nhận 8,2 triệu ca mắc bệnh lao mới, mức cao nhất kể từ khi căn bệnh này được theo dõi năm 1995.
Thanh Hóa tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai có hiệu quả các biện pháp tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Bổ sung bác sĩ trẻ về 26 huyện khó khăn, biên giới
Bộ Y tế và Trường Đại học Y Hà Nội vừa tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp và bàn giao 42 bác sĩ trẻ tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa 1 về các vùng khó khăn theo dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” của Bộ Y tế.
Bộ Y tế chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở làm đẹp
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật, tạo hình, thẩm mỹ và cơ sở làm đẹp.
Nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở khám, chữa bệnh. Tại Thanh Hóa, những năm gần đây, các bệnh viện đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.